Về chủ trương, ổn định tư tưởng, củng cố lòng tin của dân với Đảng, với chính quyền

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 80)

- Những nhân tố về hệ thống chính trị và các thể chế chính

2.2.1. Về chủ trương, ổn định tư tưởng, củng cố lòng tin của dân với Đảng, với chính quyền

của dân với Đảng, với chính quyền

Từ khi xảy ra tình hình khiếu kiện đông người gây mất ổn định về chính trị, xã hội. Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời báo cáo Bộ chính trị và Chính phủ, tập trung cao độ về lực lượng, trí tuệ, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp để nhanh chóng ổn định tình hình. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết 04 về những chủ trương giải quyết tình hình ở Quỳnh Phụ, Nghị quyết 05 về tiến hành đợt sinh hoạt chính trị tự phê bình, phê bình trong Đảng. Tiếp đó ngày 12-1-1998, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết 06 về những chủ trương giải pháp giải quyết ổn định tình hình, đây là Nghị quyết hết sức quan trọng, là quá trình đúc rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết mất ổn định, cũng là quá trình đấu tranh đi đến thống nhất nhận thức và hành động trong các cấp, các ngành, đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Nghị quyết đã đánh giá đúng tình hình, nhìn thẳng vào sự thật, là bản kiểm điểm nghiêm túc của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh trước nhân dân. Nghị quyết phân tích nguyên nhân, bản chất sự việc mất ổn định, khẳng định việc khiếu kiện của nhân dân cơ bản là chính đáng, đồng thời chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm của các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Đây là bước chuyển biến về

nhận thức để từ đó đề ra những chủ trương, biện pháp đồng bộ nhằm ổn định tình hình. Nghị quyết 06 của Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ xác định nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng: "Nhanh chóng giải quyết ổn định tình hình, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chuẩn bị cho bầu cử Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ba cấp nhiệm kỳ 1999 - 2004 và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2000 - 2005".

Nội dung nghị quyết 06/TU:

Về chủ trương nhằm:

1. Đổi mới và tăng cường công tác chính trị tư tưởng.

2. Chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ, xây dựng cơ sở Đảng và các đoàn thể nhân dân. Nhằm ổn định tình hình, phát triển kinh tế - xã hội.

8 nhiệm vụ và giải pháp:

1. Khẩn trương rà soát, đánh giá phân loại các tổ chức cơ sở đảng.

2. Rà soát đánh giá phân loại cán bộ. 3. Tổ chức thanh tra - kiểm tra.

4. Giải quyết vấn đề đất đai.

6. Tăng cường lãnh đạo của Đảng, giữ vững kỷ cương phép nước.

7. Chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc, sửa đổi các thủ tục hành chính trong các cơ quan nhà nước.

8. Tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đánh giá một năm thực hiện Nghị quyết 06/TU, trên các lĩnh vực đều đạt được những kết quả và sự chuyển biến quan trọng.

Công tác chính trị tư tưởng được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các cấp ủy, các cơ quan trong binh chủng tư tưởng và đội ngũ báo cáo viên của các cấp đã phối hợp chặt chẽ, bám sát Đề án số 26 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, với những phương pháp và hình thức làm công tác tư tưởng linh hoạt, phong phú, đa dạng và nhạy bén hơn; tập trung tuyên truyền phổ biến, quán triệt về những chủ trương, giải pháp nhằm ổn định tình hình; khơi dậy truyền thống, làm rõ thành tựu và khuyết điểm, dân chủ đi đôi với kỷ cương, chống tham nhũng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện có nền nếp chế độ làm việc trực tiếp, thường xuyên với cấp dưới và cơ sở, với các tổ công tác và ban, ngành có liên quan; coi trọng tổ chức tiếp xúc, lắng nghe ý kiến đóng góp của đội ngũ cán bộ lão thành cách mạng, các đồng chí cao tuổi Đảng, của cựu chiến binh, của cán bộ, đảng viên và tiếp xúc đối thoại trực tiếp với mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó nắm bắt các nguồn thông tin, nhất là

thông tin từ dưới lên, thấy rõ và đầy đủ hơn tâm tư, nguyện vọng của đảng viên và nhân dân, các yêu cầu và đòi hỏi bức xúc đặt ra phải tập trung giải quyết.

Có thể khẳng định, Nghị quyết 06 ra đời đã tạo cơ sở, xác định rõ định hướng chính trị, tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân. Công tác chính trị tư tưởng đã chuyển từ thế bị động, lúng

túng của đầu năm 1997 sang thế chủ động, tập hợp được sức mạnh

trong Đảng, trong dân để giải quyết kịp thời các vấn đề đặt ra ở cơ sở. Nét bao trùm của tình hình tư tưởng lúc đó là đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng và ủng hộ việc thực hiện Nghị quyết 06, mong muốn tình hình sớm ổn định để phát triển kinh tế, xã hội.

Giải quyết hậu quả bất ổn định chính trị - xã hội

Do quyết tâm trong lãnh đạo, đến hết quý I năm 1999, việc thanh tra đã cơ bản hoàn thành, các kết luận thanh tra được thảo luận dân chủ ở Đảng bộ, sau khi thống nhất được thông báo xuống các xóm để nhân dân thảo luận. Những vấn đề còn thắc mắc thì kiên trì giải thích, làm rõ, tạo sự đồng tình nhất trí cao trong Đảng và nhân dân. Qua kết luận thanh tra đã phát hiện ra những sai phạm, trong đó sai phạm kinh tế phải thu hồi là 47.473 triệu đồng (do cá nhân tham ô, tư lợi 9.999 triệu đồng), số thóc thu tăng, thu sai của nhân dân là 19.762 tấn, kiến nghị phải trả lại dân là 7.978 tấn. Sai phạm trong cấp, bán đất làm nhà ở tổng diện tích là 645,05 ha, có 528,84 ha cấp bán trái thẩm quyền. Sau thanh tra, đã xử lý các sai

phạm, đã thu hồi số tiền là 31.830 triệu đồng (đạt 67% số phải thu), xử lý kỷ luật 54 tập thể cấp ủy (khiển trách 32, cảnh cáo 11), 2.538 cán bộ, đảng viên (khiển trách 920, cảnh cáo 847, cách chức 294, khai trừ 447). Trong số cán bộ xã, phường, thị trấn kỷ luật 172 bí thư đảng ủy, 118 phó bí thư, 180 chủ tịch ủy ban nhân dân, 97 phó chủ tịch, 259 cán bộ kế toán tài chính, 152 cán bộ địa chính, 456 người trong các chức danh khác, khởi tố 62 vụ án tham nhũng (với 148 bị cáo), 26 vụ quá khích vi phạm pháp luật (với 150 bị cáo), xử lý nghiêm túc bằng pháp luật đối với những phần tử quá khích. Trên cơ sở đó, tình hình các xã từng bước ổn định, kỷ cương phép nước được tăng cường, những hành vi vi phạm pháp luật được ngăn chặn [51, tr. 6-7].

Về quản lý đất đai, quản lý tài chính

Những sai phạm về công tác quản lý đất đai là rất nghiêm trọng và phức tạp, hầu hết các xã đều cấp đất,bán đất trái thẩm quyền, rất nhiều xã để quỹ đất công ích vượt quá tỷ lệ quy định. Giải quyết các tồn tại về đất đai là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, có liên quan đến quyền lợi của đông đảo nông dân. Tập trung chỉ đạo lập hồ sơ địa chính, cấp quyền sử dụng đất cho nhân dân theo quy định của Nhà nước; chấn chỉnh và ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, vi phạm trong việc cấp đất, bán đất và từng bước giải quyết các vấn đề tồn tại. Đến 1999 đã có 202/285 xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho

hộ nông dân, bảo đảm quyền lợi chính đáng của dân và ổn định tình hình. Hiện nay, tuy còn rất nhiều tồn đọng, nhưng đã ngăn chặn không để xảy ra các hiện tượng cấp, bán đất tùy tiện trái thẩm quyền.

Về công tác quản lý kinh tế, tài chính: ủy ban nhân dân tỉnh đã có các quy định cụ thể về quản lý thu, chi ngân sách xã, các khoản được thu của dân theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ và công khai, khắc phục bệnh chủ quan, áp đặt. Hệ thống sổ sách, chứng từ thực hiện theo quy định thống nhất của Nhà nước; thực hiện chế độ thu, chi qua kho bạc. Coi trọng hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán của xã, hợp tác xã, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Vì vậy, việc thu, chi ngân sách xã, quản lý kinh tế ở hợp tác xã đã từng bước đi vào nền nếp, khắc phục dần những sơ hở, yếu kém, chi tiêu sai nguyên tắc, tùy tiện, tham ô, lợi dụng.

Việc thanh toán công nợ được chỉ đạo chặt chẽ và triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Đã thanh toán nợ được ở 84 xã thuộc 7 huyện với số tiền hơn 12 tỷ đồng, thanh toán công nợ cho dân, nhân dân phấn khởi, tình hình ổn định hơn.

Trong điều kiện ngân sách có rất nhiều khó khăn, nhưng tỉnh đã chỉ đạo, điều hành bảo đảm các nhu cầu chi lương, phụ cấp cho cán bộ xã, phường, thị trấn để cán bộ xã yên tâm công tác, phụ cấp thêm cho giáo viên nhà trẻ mẫu giáo, đồng thời bảo đảm chi cho đầu tư

phát triển, hỗ trợ sản xuất cây vụ đông, bù giá giống lúa mới, phục vụ chuyển dịch cơ cấu giống, tạo vùng lúa hàng hóa, xuất khẩu.

Tập trung chấn chỉnh công tác thu thuế. Năm 1997 công tác thu thuế gặp nhiều khó khăn, lần đầu tiên tỉnh nhà không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà đất, toàn tỉnh còn tồn đọng trên 7.000 tấn thóc. Ngay từ đầu năm 1998, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, giữ nghiêm kỷ cương phép nước, không để việc tồn đọng thuế thành tiền lệ cho các năm sau. Chỉ đạo lập sổ bộ thuế và viết biên lai thanh toán thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất đến hộ nộp thuế. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng công tác thu thuế năm 1998 đã đạt trên 90%. Đã chấn chỉnh một bước các khoản huy động đóng góp của nhân dân. Hầu hết các cơ sở đều xóa bỏ và chấm dứt tình trạng huy động các khoản đóng góp tùy tiện, một số nơi tiếp tục huy động nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn được bàn bạc dân chủ trong Đảng và Nhân dân. Việc thu - chi và quyết toán công khai trước nhân dân, các khoản huy động ủng hộ từ thiện được thực hiện trên cơ bàn bạc dân chủ.

Kết quả trên đã có tác động lớn đến dân tình. Các điểm nóng, các cuộc khiến kiện giảm dần. Tuy nhiên vẫn còn những bức xúc, đó là:

- Công tác thanh tra, kiểm tra ở một số nơi tiến độ chậm, có nơi thanh tra tới hơn một năm vẫn không kết luận, không gắn với công tác tư tưởng để tạo sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Cơ cấu thanh tra một số nơi máy móc, cứng nhắc tạo thêm những mâu thuẫn kéo dài.

- Giải quyết các vấn đề tồn đọng về đất đai, thanh toán công nợ và xử lý sau thanh tra chậm, chưa tập trung chỉ đạo, triển khai làm dứt điểm ở xã làm điểm để rút kinh nghiệm. Do đó một số người lợi dụng chây ỳ không nộp thuế và đóng góp các khoản theo quy định...

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w