Về văn hóa xã hội và những vấn đề khác

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 102 - 109)

- Những nhân tố về hệ thống chính trị và các thể chế chính

2.2.6.2. Về văn hóa xã hội và những vấn đề khác

Từ sau cơn "sóng gió" những năm 1996-1998, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình lại bình tĩnh khơi dậy truyền thống tốt đẹp vốn có của mình, nhanh chóng "xốc lại' sự sa sút văn hóa chính trị, văn hóa - xã hội. Đến nay đã đạt những chuyển biến tích cực và rõ rệt, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Về giáo dục: Các ngành học, cấp học ngày càng phát triển chất lượng giáo dục chuyển biến mạnh theo hướng phát triển toàn diện cho học sinh trên tất cả các mặt: đức, trí, thể, mỹ. Phong trào xây dựng trung tâm học tập cộng đồng phát triển mạnh ở hầu hết các huyện, thị trấn. Xuất hiện nhiều điển hình "Gia đình khuyến học", "Dòng họ khuyến học"...

- Công tác y tế: Tỉnh đặc biệt quan tâm công tác y tế. Các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân được triển khai tích cực và hiệu quả. Công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm có chuyển biến tích cực, thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Toàn tỉnh hiện có hàng trăm xã đạt tiêu chuẩn y tế quốc gia.

- Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm. Tuy nhiên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn cao (1,40%). Các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin, phát thanh truyền hình đã bám sát các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương để tuyên truyền, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, an ninh quốc phòng và đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội.

- Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa tiếp tục phát triển. Huyện Tiền Hải có gần 60% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 58 khu dân cư đạt tiêu chuẩn tiên tiến, 11 làng và 1 cơ quan đạt tiêu chuẩn làng xã văn hóa. ở các làng văn hóa đều tổ chức "ngày văn hóa", các lễ hội, các hoạt động văn hóa - thể thao tạo ra một không khí văn hóa rất đặc sắc. Mức độ hưởng thụ văn hóa của nhân dân vùng nông thôn Thái Bình ngày càng cao.

Đến nay, với phong trào toàn dân xây dựng nếp sống mới khá phát triển. Nhiều tục cũ, lạc hậu, gây lãng phí được khắc phục. Dòng văn hóa tôn giáo, trên thực tế, đã tạo ra một màu sắc riêng có ở những nơi mà Thiên Chúa giáo phát triển.

- Thực hiện một số chính sách xã hội:

Về chính sách xóa đói giảm nghèo: Mấy năm gần đây, Đảng và chính quyền các cấp ở Thái Bình đã có nhiều nỗ lực thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo. Các hệ thống dịch vụ kế hoạch

hóa gia đình; giáo dục mầm non; phát triển giao thông, chợ, cung cấp nước sạch, tín dụng, khuyến nông, dịch vụ tín dụng hỗ trợ người nghèo... phát triển một bước. Năm 2003, ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ đã giải quyết cho 14.230 lượt hộ nghèo, cận nghèo vay vốn lãi suất ưu đãi 26 tỷ đồng, đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 11.523 người nghèo, xét miễn giảm thuế nhà đất cho 4.709 hộ nghèo, trẻ em mồ côi được trợ cấp thường xuyên ở mức 45.000 đồng/tháng. Huyện Tiền Hải có tỷ lệ người nghèo cao, đến nay không còn hộ đói, hộ nghèo giảm còn 8,7%. Toàn tỉnh không còn hộ đói, hộ nghèo ngày càng giảm. Phong trào ủng hộ người nghèo, làm nhà tình nghĩa, "lá lành đùm lá rách" được phát triển mạnh mẽ ở khắp các cơ quan, đơn vị trong tỉnh [22, tr. 64-73].

- Giải quyết việc làm là vấn đề được các cấp bộ Đảng và chính quyền quan tâm nhất, bởi nó thực sự bức xúc trong giai đoạn hiện nay. Thái Bình là tỉnh có mật độ dân số cao, đất canh tác ít (bình quân một lao động hơn một sào) trong khi ngoài trồng lương thực ra chưa phát triển mạnh các ngành công nghiệp thu hút lao động. Mấy năm gần đây tỉnh đã tập trung nhiều biện pháp để giải quyết việc là: Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (Các làng nghề trong toàn tỉnh tạo ra 150.000 chỗ làm việc). Riêng ở huyện Tiền Hải, nghề đan mũ ở Tây An đã giải quyết được trên 2.000 lao động, nghề mây tre đan ở Đông Xuyên giải quyết 1.500 lao động, nghề thêu thảm cói, dệt chiếu, nón lá, chế biến nông

sản thực phẩm giải quyết được trên 6.000 lao động. Năm 2003 huyện Quỳnh Phụ bằng việc mở rộng, sử dụng vốn vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho vay 67 dự án với số tiền 1 tỷ 828 triệu đồng tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn Quỳnh Phụ đã nâng từ 73,1% năm 2000 lên 76,5% năm 2002 [22, tr. 20-50].

Các địa phương khuyến khích tạo mọi điều kiện để có nhiều hình thức, nhiều hướng tạo việc làm, giảm thời gian nhàn rỗi trong dân bằng cách tạo việc làm tại chỗ, đào tạo đưa đi xuất khẩu ra nước ngoài v.v... Huyện Quỳnh Phụ còn khuyến khích tạo việc làm bằng cách thưởng với hình thức "tạc tượng đồng" cho những ai tạo được 1.000 lao động có việc làm. Quan điểm của huyện là đào tạo đưa lao động xuất khẩu ra nước ngoài được càng nhiều càng tốt. Hiện nay huyện đang có trên 1.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài. Qua bưu điện, số tiền gửi về hàng năm gần 60 tỷ đồng. Đây là một tiềm năng về vốn để đầu tư phát triển kinh tế địa phương.

Những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực văn hóa - xã hội

- Về công tác tôn giáo: Theo báo cáo của Ban Tôn giáo tỉnh, Thái Bình cũng là một trong số các tỉnh tập trung tôn giáo (3 tôn giáo chính là Công giáo, Phật giáo và Tin Lành. Trong đó Công giáo có tổng số 21.319 hộ với 98.912 khẩu chiếm 5,41% dân số. Huyện đông giáo dân nhất là huyện Tiền Hải ở ven biển (34.424 người), ít nhất là thành phố Thái Bình (3.468 người). Có Tòa giám mục giáo

phận tại thành phố Thái Bình. Toàn tỉnh có 741 ngôi chùa, trong đó có 101 chùa di tích lịch sử xếp hạng văn hoá, có 17 chùa di tích quốc gia. Tín đồ Phật giáo có 124.000 người chiếm 4,81% dân số, tăng ni toàn tỉnh có 366 vị. Đạo Tin Lành: Có một tổ chức đạo Tin Lành Khả Cảnh (thôn Khả Cảnh - xã Hồng Tiến - huyện Kiến Xương) có 50 hộ với với 300 khẩu với 219 tín đồ). Nhìn chung Công giáo Thái Bình "sống tốt đời, đẹp đạo" và "sống phúc âm trong lòng dân tộc"; Phật giáo mong "hướng thiện", "giàu phúc - giàu đức" và "cầu mong sự giàu có", chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tình đoàn kết giáo - lương vẫn gắn bó. Đến nay giáo phận Thái Bình chưa có những dấu hiệu lớn gây mất ổn định.

Tuy nhiên, trong cộng đồng giáo dân, tư tưởng sống vì đạo vẫn còn rất nặng nề. Khi nảy sinh những vấn đề liên quan đến quyền lợi của giáo hội thì phản ứng của người dân rất quyết liệt. Do vậy, quan hệ giữa chính quyền địa phương và nhà thờ, giữa người theo đạo và không theo đạo cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm. Giữa chính quyền địa phương và các nhà thờ ở một số địa phương tồn tại một khoảng cách vô hình nào đó, tạo ra sự thiếu hiểu biết lẫn nhau dẫn đến khó khăn trong việc tuyên truyền một số chính sách.

Thái Bình cũng đã xuất hiện một số tà đạo khác, chẳng hạn như đạo Cô Non (người sáng lập ra tôn giáo này là một người đàn bà tên là Non nên người ta gọi là đạo Cô Non (Theo báo cáo của

Ban Tôn giáo tỉnh Thái Bình)), gây nên sự xáo trộn trong nhân dân ở một số địa phương. Các tà đạo này thường xuất hiện ở những nơi đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn và đối tượng "đầu quân" chủ yếu là những người có trình độ học vấn thấp.

- Đối với công tác dân số, tỷ lệ sinh và người sinh con thứ ba trở lên tại Thái Bình còn cao. Trong điều kiện dân số đông, kinh tế chưa phát triển, vấn đề lao động và việc làm đang là nan giải, chưa cải thiện là bao. Đây là một áp lực lớn.

- Sau sự kiện "điểm nóng" nổ ra ở nhiều nơi, tình làng nghĩa xóm đến nay vẫn còn những ám ảnh, hận thù, mâu thuẫn trong một bộ phận nhân dân còn âm ỉ.

- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh còn có những hạn chế cả về đội ngũ giáo viên cũng như chất lượng dạy và học.

- Các tệ nạn xã hội trên địa bàn Thái Bình vẫn chưa kiểm soát tốt, đặc biệt là số người nghiện hút ma túy, số người bị nhiễm HIV/AIDS trong thời gian gần đây có xu hướng gia tăng (chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, đến tháng 11/2003 đã phát hiện 29 trường hợp lây nhiễm HIV, trong đó đã có 10 người tử vong).

- Vấn đề an ninh - trật tự an toàn xã hội: Thái Bình giải quyết khá tốt vấn đề này. Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng trái phép

thiết bị thu sóng truyền hình nước ngoài từ vệ tinh có nội dung xấu, đồi trụy đã gây tác hại trong thanh, thiếu niên.

Công an tỉnh đã mở nhiều đợt tấn công trấn áp tội phạm (phá 29 ổ nhóm, 60 đối tượng, truy bắt và vận động đầu thú 83 đối tượng truy nã, lập 137 hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, giáo dưỡng. Điều tra khám phá 65,8% các vụ án hình sự và 98% số vụ trọng án). Tuy vậy hoạt động của tội phạm vẫn diễn biến phức tạp. 6 tháng đầu năm 2004 xảy ra 354 vụ phạm pháp hình sự (giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái) và nhiều vụ trọng án khác [46, tr. 5-6].

Tiểu kết chương hai

Việc để xảy ra mất ổn định nghiêm trọng trên diện rộng trong những năm 1996 - 1998, là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử Đảng bộ Thái Bình, đã để lại hậu quả rất nặng nề. Tuy tình hình diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự chỉ đạo của Bộ chính trị, Chính phủ, sự giúp đỡ của các Bộ, ngành ở Trung ương, sự nỗ lực quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh gần 3 năm triển khai thực hiện đồng bộ 8 giải pháp mà Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy đề ra, từ năm 1999 đến năm 2000 tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định.

Để đạt được những thành tựu và tồn tại những yếu kém có thể tái bất ổn định trên đây, có thể nêu một số nguyên nhân cơ bản sau:

+ Công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo sau 15 năm đã mang lại những thành tựu to lớn trên mọi mặt ở các địa phương trong cả nước. Sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, của Chính phủ và các bộ ngành liên quan với sự đầu tư cho việc xây dựng trực tiếp các công trình lớn (Như cầu Tân Đệ, đường 10, các dự án vay vốn cho nông dân phát triển sản xuât, cho văn hoá, giáo dục...), đã giúp Thái Bình vượt qua khó khăn, nhanh chóng ổn định tình hình.

+ Thời kỳ đổi mới là cái mới đang nảy sinh, cái cũ chưa mất hẳn, nền kinh tế đan xen nhiều thành phần, chưa thấy hết tác động mặt trái của kinh tế thị trường.

+ Bản thân kinh tế Thái Bình còn nghèo, cơ sở vật chất yếu kém, chậm đổi mới theo tư duy thị trường.

+ Đây đó còn chủ quan, buông lỏng quản lý nhà nước. Còn nhiều bất cập, yếu kém trong công tác cán bộ.

Và những nguyên nhân khác...

Chương 3

Phương hướng và những giải pháp cơ bản tiếp tục giữ vững ổn định chính trị - xã hội

trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 102 - 109)