Khiếu kiện đông người, quy mô lớn, phức tạp diễn ra trên diện rộng

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

- Những nhân tố về hệ thống chính trị và các thể chế chính

2.1.2.1. Khiếu kiện đông người, quy mô lớn, phức tạp diễn ra trên diện rộng

ra trên diện rộng

Trong những năm đầu thập kỷ 90, ở Thái Bình đã xuất hiện việc khiếu kiện ở một số xã trong tỉnh, như xã Thụy Liên (Thái Thụy), xã Bình Lăng (Hưng Hà), xã Vũ Tây (Kiến Xương). Nội dung khiếu kiện tập trung vào vấn đề quản lý, sử dụng ngân sách xã, hợp tác xã, vấn đề đất đai. ở những xã này, cấp ủy, chính quyền cùng tỉnh, huyện tập trung giải quyết, nên chỉ một thời gian ngắn tình hình trở lại bình thường. Nhưng từ cuối năm 1996, đặc biệt từ tháng 5-1997 việc khiếu kiện đông người xuất hiện tại xã Quỳnh Mỹ (Quỳnh Phụ), sau đó lan ra hầu hết các xã trong toàn tỉnh, gây mất ổn định trên diện rộng, trở thành vấn đề nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt. Việc khiếu kiện đông người ở Thái Bình có những đặc điểm cơ bản là:

- Diễn biến rất nhanh, với quy mô lớn, số người tham gia đông, tính chất rất phức tạp, trở thành những điểm nóng ở nông thôn. Đầu tháng 5-1997, khiếu kiện đông người ở huyện Quỳnh Phụ mới xuất hiện ở 1 xã. Đến cuối tháng 5 đã có 12/38 xã. Sau đó lan ra các huyện trong tỉnh. Đến tháng 12-1997, toàn tỉnh có 264/285 xã, thị trấn trong toàn tỉnh có khiếu kiện. Việc khiếu kiện được tổ chức chặt chẽ, có người cầm đầu, có sự liên kết, học tập kinh nghiệm giữa các xã với nhau, huy động đông đảo nhân dân tham gia. Trong năm 1997, có 904 đoàn kéo lên trụ sở của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, với 66.812 lượt người tham gia (trong đó 363 lần lên xã, 209 lần lên huyện, 310 lần lên tỉnh, 22 lần lên Trung ương). Một số nơi mang theo cả băng cờ, khẩu hiệu. Đã xuất hiện tình trạng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, gây rối an ninh, trật tự như: phong tỏa trụ sở làm việc của chính quyền, vây ráp, lăng mạ, đánh đập cán bộ, chống đối lực lượng thi hành công vụ. Chỉ tính riêng năm 1997, đã xảy ra 46 vụ vây ép cán bộ, 8 vụ giữ cán bộ qua đêm, 7 vụ chống đối lực lượng thi hành công vụ, 2 vụ dùng thuốc nổ tàng trữ trái phép, đe dọa chính quyền và tổ công tác, 26 vụ rải tờ rơi, 8 vụ phá hoại hoa màu trả thù cán bộ - quần chúng tích cực, 5 vụ đập phá trụ sở, nhà cán bộ.

Nội dung khiếu kiện của nhân dân ở các xã cơ bản giống nhau, tập trung chủ yếu vào đấu tranh chống tham nhũng, đòi xử lý cán bộ có sai phạm, yêu cầu thanh tra các lĩnh vực ngân sách xã,

vốn quỹ của hợp tác xã, xây dựng cơ bản, cấp bán đất, thu hồi tài sản tiền của bị thất thoát. Nhìn chung, khiếu kiện của nhân dân cơ bản là chính đáng; mục tiêu là chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền, đòi công khai, dân chủ, công bằng xã hội. Đó là sự phản ánh những mâu thuẫn âm ỉ tích tụ từ lâu trong tổ chức Đảng, trong nội bộ nhân dân ở cơ sở. Do bị kích động nên một số có thái độ gay gắt, đưa ra những đòi hỏi phi lý, đặc biệt là những đầu đơn khiếu kiện là những phần tử bất mãn, những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất đã bị xử lý kỷ luật, đứng ra tổ chức vận động nhân dân [51, tr. 2].

Việc xảy ra mất ổn định để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt kinh tế - xã hội, làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền các cấp, làm tổn thương đến truyền thống đoàn kết trong xã hội, đến tình đồng chí trong Đảng, tình làng nghĩa xóm, trật tự kỷ cương phép nước bị vi phạm nghiêm trọng. Tuy chưa có sự can thiệp của các thế lực thù địch, song chúng lợi dụng triệt để việc mất ổn định về tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, chế độ ta. Nếu để tình hình phức tạp kéo dài các thế lực thù địch sẽ thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình. Qua tổng hợp trong hai năm 1997 - 1998, một số đoàn nước ngoài vào tỉnh, có cả nhân viên CIA, đã yêu cầu xuống cơ sở đòi gặp những người cầm đầu quá khích.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w