Ổn định chính trị xã hội đối với việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường định

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 50)

- Những nhân tố về hệ thống chính trị và các thể chế chính

1.3.2.1. ổn định chính trị xã hội đối với việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường định

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đảng ta hết sức coi trọng mối quan hệ giữa ổn định chính trị - xã hội với phát triển kinh tế. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế và chính trị không thể không chiếm hàng đầu so với kinh tế. Chính trị trở thành nguồn lực, nhân tố lãnh đạo cho sự phát triển kinh tế. Đến lượt nó, kinh tế lại là cơ sở vật chất vững chắc và quyết định đối với đổi mới chính trị.

ở nước ta, kể từ khi Đảng ta khởi xướng phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn. Điều đó khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối của Đảng:

Thứ nhất: Đó là những định hướng đúng trong phát triển kinh

tế thị trường, phát triển sức sản xuất, động viên các nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước đời sống của nhân dân; tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xóa đói giảm nghèo.

Thứ hai: Đền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong

đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể cùng kinh tế quốc doanh tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Thứ ba: Nền kinh tế thực hiện nhiều hình thức phân phối thu

nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu.

Thứ tư: Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có

sự quản lý của nhà nước XHCN.

Thứ năm: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

cũng là nền kinh tế mở, hội nhập.

Nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công cuộc này diễn ra trong điều kiện, môi trường của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã lựa chọn. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta là: 1- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, trước hết bằng việc cơ khí hóa nền sản xuất xã hội trên cơ

sở áp dụng những thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ. 2- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả. 3- Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Với đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó có việc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được tiến hành bằng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc tạo ra những tiền đề, điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực và đặc biệt là sự ổn định của chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định sự thành công của sự nghiệp đó. Thời đại ngày nay với bối cảnh chung của thế giới, để nước ta tiến hành đổi mới và phát triển kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đổi hỏi đất nước phải trong thế ổn định, phải tìm ra được những giải pháp đúng đắn, phù hợp, sáng tạo trong việc giải quyết mối quan hệ ổn định với phát triển.

- Trước hết, ổn định chính trị - xã hội tạo ra môi trường xã hội có độ tin cậy, có những nhân tố đảm bảo để các thành phần kinh tế, các ngành, vùng kinh tế, các đối tác trong nước và nước ngoài và toàn thể nhân dân có thể an tâm tiến hành sản xuất kinh doanh, đầu tư nhiều mặt để phát triển kinh tế nhanh, bền vững có hiệu quả, thực hiện được những mục tiêu và những lợi ích kinh tế của họ. Đó là

những động lực rất căn bản và mạnh mẽ của sản xuất kinh doanh nói riêng và của sự phát triển xã hội nói chung. Qua đó, lại tạo ra cơ sở kinh tế, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho bản thân chế độ chính trị vững mạnh, bền vững, giữ được bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính nhân đạo sâu sắc.

- Việc giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội,đảm bảo cho giữ được định hướng đổi mới, tính nhất quán lâu dài của sự phát triển, tính ổn định tương đối của mục tiêu, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

- ổn định chính trị - xã hội trên lĩnh vực kinh tế còn phát huy tác dụng trên toàn xã hội qua hệ thống luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa như là những "hành lang pháp lý vĩ mô" vừa đảm bảo cho mọi chủ thể kinh tế cả trong nước và ngoài nước có căn cứ pháp lý thống nhất, tương đối ổn định lâu dài để hoạt động trong một trật tự kinh tế nhất định, vừa là căn cứ để kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn những hoạt động kinh tế phi pháp, (bất công, lừa đảo, gian lận trong thuê mượn, hợp đồng lao động; trong hợp tác, liên kết liên doanh, trong việc vi phạm bản quyền, mẫu mã; trong buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tài sản của công dân khác...). Khi sự quản lý kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa có hiệu lực và có hiệu quả, thông qua tính ổn định và nhất quán của hệ thống pháp luật,

chính sách, cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước... là khi mà mọi chủ thể kinh tế làm ăn chân chính được khuyến khích, tôn vinh, an tâm phấn khởi phát triển kinh tế lâu dài, bền vững, có hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w