Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 95)

- Những nhân tố về hệ thống chính trị và các thể chế chính

2.2.5. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ của tỉnh, đến nay có 35,5% số cơ sở làm tốt, 42,7% cơ sở khá, 16,8% cơ sở trung bình, 5% cơ sở thực hiện quy chế dân chủ còn yếu (năm 2001 chỉ có 58% số cơ sở xếp loại khá, 31% trung bình, còn 11% yếu) [48, tr. 6]. Tất cả các xã, phường, thị trấn đã căn cứ vào tình hình thực tế, tiến hành rà soát, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy chế, quy định thực hiện quy chế dân chủ trên từng lĩnh vực. Các quy chế, quy định tập trung vào các hoạt động chính của cơ sở là: Quy chế làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; quy chế quản lý đất đai, tài chính, xây dựng

cơ bản, quy chế giữ gìn an ninh trật tự bảo vệ môi trường, quản lý giao thông ở xã, thôn, sử dụng điện, quy chế tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, về giải tỏa mặt bằng làm đường giao thông và xây dựng khu công nghiệp, xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa và quy định về việc cưới, việc tang... trên 60% số xã, phường, thị trấn có từ 11 đến 15 bản quy chế, quy định; gần 40% có trên 15 văn bản, cá biệt có nơi xây dựng trên 20 quy chế, quy định [48, tr. 9].

Những việc cần thông báo để nhân dân biết có 14 nội dung đã được trên 90% số xã, phường, thị trấn thực hiện khá tốt, tập trung chủ yếu vào các vấn đề: Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, luật pháp, thuế nhà đất, các văn bản quản lý đất đai, tài chính, quỹ hợp tác xã nông nghiệp, các quy định về khuyến công - nông - ngư - thương và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp và xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm; các văn bản liên quan đến lĩnh vực văn hóa xã hội và các quy định về thủ tục hành chính, lệ phí và thời gian giải quyết từng loại công việc; lịch tiếp dân và phân công cán bộ tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân. Hình thức thông báo đa dạng bằng văn bản, niêm yết tại trụ sở ủy ban nhân dân, các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân xã, qua các cuộc họp...

Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp gồm: Mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, lập và thu, chi các loại quỹ, xây dựng quy ước, hương ước làng, xã văn hóa, dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp... Thành lập ban giám sát công trình từ nguồn vốn do dân tự nguyện đóng góp và bảo vệ sản xuất được thực hiện nghiêm túc theo phương thức họp thôn, làng, tổ dân phố hoặc phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình, tạo sự đồng tình thống nhất cao của nhân dân và thực hiện có kết quả. Những năm xảy ra mất ổn định, nhân dân tham gia tích cực vào việc tiến hành thanh tra trên diện rộng ở hầu hết các xã, thị trấn trong tỉnh, từ việc cử đại diện tham gia đoàn thanh tra, cung cấp tài liệu, chứng cứ, đến việc tham gia góp ý kiến, thông qua kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra, góp phần quan trọng trong việc giải quyết ổn định tình hình từ cơ sở. Trong 5 năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhân dân ở hầu hết các xã, phường, thị trấn đã bàn bạc dân chủ, tự nguyện đóng góp hàng trăm tỷ đồng xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi ở nông thôn, tổ chức sắp xếp lại thôn (số thôn từ trên 2.700 nay được thu gom lại thành 1.540 thôn, giảm trên 40%), chọn và bầu trưởng thôn... Thực hiện quy chế dân chủ, nhân dân góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Tỷ lệ cơ sở đảng yếu kém hiện nay trong toàn tỉnh chỉ còn 2%.

- Các cơ quan hành chính sự nghiệp có 23% đơn vị làm tốt, 49% khá, 24% trung bình và các doanh nghiệp nhà nước, doanh

nghiệp ngoài quốc doanh cùng với các lực lượng vũ trang đã tích cực triển khai và thực hiện khá tốt quy chế dân chủ cơ sở.

Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cơ bản đáng chú ý như sau:

- Một bộ phận cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên, quần chúng chuyển biến về nhận thức còn chậm, chưa thấy hết được quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn.

- Một số cơ sở chưa thực hiện đầy đủ các nội dung trong quy chế dân chủ, chưa phát huy trí tuệ, dân chủ của quần chúng.

- Hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ còn hạn chế, có nơi còn hình thức.

- Tổ chức cho dân giám sát, kiểm tra phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" còn yếu, cơ chế kiểm tra chưa rõ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 95)