Ổn định chính trị xã hội đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)

- Những nhân tố về hệ thống chính trị và các thể chế chính

1.3.2.2. ổn định chính trị xã hội đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị

hoàn thiện hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị nước ta mang bản chất xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng cơ bản sau:

- Hệ tư tưởng chính trị là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh.

- Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền. Đảng kiên trì

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên trì mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa.

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa của ta là nhà nước pháp quyền

của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Nhân dân là người làm chủ xã hội.

- Các tổ chức chính trị xã hội được thừa nhận và hoạt động

trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật - dưới sự thừa nhận của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Công cuộc đổi mới đất nước nhằm phát triển toàn diện đất nước trong đó có đổi mới và phát triển hệ thống chính trị. Vai trò của

sự ổn định chính trị - xã hội đối với đổi mới và phát triển hệ thống chính trị được biểu hiện ở các điểm cơ bản sau đây:

- Trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị - xã hội mới có thể có

tiền đề và điều kiện đổi mới chính trị và hệ thống chính trị. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hướng đổi mới của Đảng là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ, do đó, có giữ vững ổn định chính trị - xã hội mới có thời gian, điều kiện thử nghiệm những chủ trương mới, tổng kết thực tiễn để bổ sung lý luận, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị - xã hội mới có điều kiện để tăng cường vai trò năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới và ngược lại chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì mới giữ vững được ổn định chính trị - xã hội, phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: "Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy" [37, tr. 267]. Đảng có vững mạnh mới giữ vững được ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Nhưng việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội cũng góp phần kiện toàn bộ máy Đảng, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường vai trò lãnh đạo đối với công cuộc đổi mới đất nước. Thực tiễn đã chứng minh rằng nếu tình hình chính trị - xã hội mất ổn định thì cho dù đường lối có đúng đắn thì cũng chỉ dừng trên giấy.

- Trong sự ổn định chính trị - xã hội, nhà nước mới có điều kiện và môi trường xã hội để phát huy được vai trò năng lực, hiệu quả nhà nước quản lý xã hội về mọi mặt; đảm bảo cho định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; xây dựng nhà nước trong sạch và hiệu lực; mới khơi dậy được sức mạnh của toàn dân, của các đoàn thể nhân dân vào công cuộc kiết thiết đất nước. Không giữ được ổn định chính trị - xã hội thì bộ máy nhà nước khó có thể vận hành xã hội theo một định hướng xác định.

- ổn định chính trị - xã hội là điều kiện đảm bảo cho nhân dân thực sự làm người chủ của xã hội, thực hiện được các quyền dân chủ trực tiếp và gián tiếp của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w