- Những nhân tố về hệ thống chính trị và các thể chế chính
1.3.1. ổn định chính trị xã hội là tiền đề, điều kiện để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Thực tế lịch sử ở nước ta và nhiều nước trên thế giới chứng minh rằng: Khi đất nước yên bình, dưới trên đồng thuận, chính trị - xã hội ổn định đó là điều kiện, tiền đề để đất nước phát triển, nhân dân được yên ổn, ấm no. Ngược lại, khi nào rối loạn, xung đột về chính trị - xã hội thì nước không yên, kinh tế không phát triển, thậm chí có thể mà kéo theo sự đổ vỡ cả chế độ chính trị - xã hội, tàn phá cả những thành quả đã đạt được. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội không phải là giữ nguyên, mà là sự ổn định trong sự vận động, phát triển, không phải là sự ổn định của sự bảo thủ, trì trệ, mà là ổn định gắn với tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu và vì con người, phát triển bền vững; ổn định phải gắn với đổi mới nhằm khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế, đẩy lùi nguy cơ dẫn đến bất ổn định. Vấn đề ổn định chính trị - xã hội chính là tiền đề để tạo ra các điều kiện cơ bản để phát triển nhanh và vững chắc theo hướng đi lên cao hơn, hoàn thiện hơn.
Quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay là một quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của xã hội. Đó là quá trình vận động của những mâu thuẫn. Đó là quá trình đấu tranh lâu dài, gay go phức tạp nhằm đem lại thắng lợi cho cái mới, cái tiến bộ trong đời sống xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Đại hội VII) đã xác định: Nhân dân ta, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, "tiếp tục nâng cao ý chí tự lực tự cường, phát huy quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi bước đi, hình thức và biện pháp thích hợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội" [10, tr. 8].
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng với những đặc điểm:
Thứ nhất: Do nhân dân lao động làm chủ xã hội. Đó là việc
nhân dân làm chủ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc: Tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Quyền lực đó được tổ chức tập trung thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhân dân thực hiện quyền lực trực tiếp và gián tiếp thông qua các tổ chức chính trị đại diện. Các cơ quan quyền lực dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra để thay mặt nhân dân duy trì mọi hoạt động kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng trong cả nước và trên từng địa bàn lãnh thổ... nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực.
Thứ hai: Có một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa phát triển dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Muốn vậy phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo cơ sở vật chất vững chắc cho chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba: Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
trong xu thế hòa nhập với cộng đồng quốc tế; vừa tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Thứ tư: Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất
công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực; tất cả vì con người; từng bước theo tiến trình lịch sử "từ vương quốc tất yếu sang vương quốc tự do".
Thứ năm: Các dân tộc trong nước đều bình đẳng, đoàn kết và
giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đảng ta đã đề ra chính sách đại đoàn kết các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam, trong ngôi nhà chung là Tổ quốc, không phân biệt miền ngược, miền xuôi, không phân biệt dân tộc lớn, dân tộc nhỏ...
Thứ sáu: Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả
các nước có chế độ chính trị khác nhau trên, chủ động hội nhập vào đời sống thế giới ngày nay. Hiện chúng ta đã đặt quan hệ ngoại giao với trên 165 nước và các vùng lãnh thổ. Đặc biệt, hội nghị nguyên thủ các quốc gia của 37 nước ASEM 5 vào tháng 10-2004 vừa qua là bằng chứng hùng hồn về chính sách quan hệ hữu nghị của nước ta với tất cả các nước trên thế giới, thể hiện uy tín và vị thế Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế.
Đó là những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa do Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, là con đường duy nhất đúng để chúng ta xác định rõ định hướng XHCN trong từng chặng đường, từng bước đi thích hợp.
Để thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa đó, vấn đề ổn định chính trị - xã hội được coi là điều kiện, là tiền đề. Kinh nghiệm xây dựng xã hội chủ nghĩa của nhiều nước xã hội chủ nghĩa cho thấy: Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, một số nước tiến hành cải cách, đổi mới đất nước, do không giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong tiến trình đổi mới nên đã bị thất bại, đổ vỡ. Liên Xô cải tổ đất nước trong tình hình chính trị - xã hội mất ổn định, không ngăn chặn được rối loạn mà lại làm cho sự rối loạn đó trầm trọng hơn, dẫn đến sự sụp đổ Liên bang Xô viết.
Trung Quốc cũng tiến hành cải cách, đổi mới đất nước từ những năm cuối của thập niên 70. Lúc đầu cũng gây sự xáo trộn nhất định về mặt chính trị - xã hội của đất nước. Sự kiện động loạn 4-6-1989 ở Quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc đã thi hành biện pháp cứng rắn và sau đó phải dùng hàng loạt những biện pháp ''rắn" để giữ vững ổn định chính trị xã hội.
Đặng Tiểu Bình nói "ổn định là trên hết" và "Trung Quốc không cho phép sự loạn lạc" [5, tr. 416; 418] nhằm cải cách và mở cửa thành công. Chính vì có "ổn định là trên hết" đảm bảo cho Trung quốc thực hiện được các mục tiêu trên của cải cách, tạo tiền
đề cho Trung Quốc gặt hái được những thành tựu to lớn, vững chắc trên con đường cải cách và mở cửa, đưa đất nước Trung Quốc tiến tới những tăng trưởng thần kỳ như ngày nay.
Bài học của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu giúp Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn coi giữ ổn định chính trị - xã hội là nhiệm vụ hàng đầu.
Sau 10 năm giải phóng miền Nam, nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội. Hiệu quả sản xuất thấp. Tài nguyên khai thác và sử dụng lãng phí, môi sinh môi trường bị phá hoại. Lưu thông ách tắc. Phân phối lúng túng. Lạm phát với tốc độ phi mã (700%). Nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu. Đời sống của nhân dân, nhất là công nhân viên chức gặp rất nhiều khó khăn. Nông dân nghèo nàn, túng thiếu, nạn đói xuất hiện. Hiện tượng tiêu cực phát triển. Công bằng xã hội bị vi phạm, pháp luật chưa hệ thống, chưa đồng bộ và kỷ cương, phép nước không nghiêm, nạn tham nhũng, lộng quyền, xa rời quần chúng xuất hiện... Thực trạng đó đã gây mất lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước. Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế- xã hội trầm trọng. Nhưng nhờ giữ được ổn định chính trị- xã hội, nên đã tạo điều kiện thuận lợi từng bước để đổi mới, khắc phục sai lầm, đẩy lùi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, sau 5 năm thực hiện chủ trương đổi mới, bước đầu chúng ta đã thu được kết quả nhất định và
có những tín hiệu khả quan, khẳng định tính đúng đắn của chủ trương đổi mới.
Tuy nhiên vào những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX những biến động trên thế giới về tình hình chính trị - xã hội phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, sụp đổ. Những diễn biến trên gây hoang mang dao động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Bọn phản động trong nước và những phần tử lưu vong ở nước ngoài cùng một số phần tử cơ hội, xét lại trong Đảng nhân cơ đó nói xấu Đảng, chia rẽ nội bộ, tìm mọi cách cản trở công cuộc đổi mới.
Sau 15 đổi mới, nước ta đã có những bước tiến vững chắc, cơ
bản nước ta đã giữ vững được ổn định chính trị - xã hội. Tuy nhiên
đến giai đoạn này còn tiềm ẩn những nhân tố (cả trong chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội) có khả năng gây mất ổn định. Trên thế giới chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, tôn giáo xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Nguy hại hơn là chủ nghĩa khủng bố đang là hiểm họa đối với an ninh, trật tự quốc tế. Khu vực Châu á - Thái Bình Dương và Đông Nam á đang "nóng" dần, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định trong khu vực.
Nhờ giữ vững được ổn định chính trị -xã hội, sau hơn 15 năm đổi mới, nước ta đã giành được những thành tựu to lớn, đã tạo ra được những thời cơ mới, tạo bước phát triển mới, nhưng nhưng theo đó cũng xuất hiện những nguy cơ mới. Đại hội Đảng lần thứ VIII
(1996) đã chỉ ra 4 nguy cơ: Tụt hậu về kinh tế, quan liêu tham nhũng, chệch hướng xã hội chủ nghĩa và diễn biến hòa bình. Những nguy cơ đó là sự đe dọa thường xuyên đối với việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong suốt những năm qua. Để tiếp tục giữ vững sự nghiệp đổi mới của đất nước trong tình hình chính trị - xã hội có xu hướng phức tạp, Đảng ta vẫn xác định phải: "Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia" [13, tr. 90].