- Những nhân tố về hệ thống chính trị và các thể chế chính
2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ mất ổn định chính trị xã hội trong những năm 1996
chính trị - xã hội trong những năm 1996 - 1998
Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, không chịu nghèo đói, quân dân Thái Bình theo Đảng tiến công vào công cuộc đổi mới đất nước. Đảng dựa vào dân, dân theo Đảng gọi. Thái Bình lại dấy lên những ngọn cờ đầu trong phong trào sản xuất, xây dựng quê hương. Từ những cánh đồng 5 tấn, nay thành 12 tấn. Phát động nhiều phong trào phát triển sản xuất, nâng cao đời sống văn hóa. Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, phong trào "điện - đường - trường - trạm" xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở ở nông thôn phát triển mạnh. "Nhà nước và nhân dân cùng làm" trở thành khẩu hiệu hành động trong tất cả các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Việc khai thác sức dân trong tỉnh đóng góp chưa khi nào lớn như lúc này. Bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống nhân dân có phần được cải thiện. Nhưng trong "cái được" lại nảy sinh "cái mất". Dấu hiệu khai thác sức dân quá mức, cùng với chi tiêu sai nguyên tắc, cộng với sự sa đọa, thoái hóa, biến chất của một số cán bộ, đảng viên đã làm cho
nhân dân bất bình, gây khiếu kiện tập thể đông người làm mất ổn định. Từ một địa phương rồi lan ra toàn tỉnh và trở thành "điểm nóng" của cả nước trong những năm 1997 - 1998. Nhìn lại ta thấy "điểm nóng" chính trị xã hội ở Thái Bình lại xảy ra trực tiếp ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Đây là cấp cơ sở, cấp "cầu nối" giữa dân với Đảng, giữa dân với Nhà nước.
Có thể nêu khái quát diễn biến tình hình thời kỳ bất ổn định 1996 - 1998 ở Thái Bình với một số đặc điểm sau: