Thực trạng hoạt động của đội ngũ cán bộ chuyên trách cơ sở (nhiệm kỳ 1999 2004)

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 90)

- Những nhân tố về hệ thống chính trị và các thể chế chính

2.2.3. Thực trạng hoạt động của đội ngũ cán bộ chuyên trách cơ sở (nhiệm kỳ 1999 2004)

trách cơ sở (nhiệm kỳ 1999 - 2004)

- Đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng

Đa số cán bộ chuyên trách cơ sở có trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị đạt tỷ lệ tương đối khá, trung thành với Đảng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chấp hành

nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng, có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động, nắm chắc và sát tình hình Đảng bộ, chi bộ và nhân dân, làm tốt việc chuẩn bị nội dung và triển khai thực hiện các nghị quyết, tuyên truyền, phổ biến nghị quyết, chủ trương chính sách của cấp trên trong Đảng bộ và nhân dân, đóng vai trò trung tâm đoàn kết, quan hệ sâu sát với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Tuy nhiên, theo báo cáo của báo cáo của Sở Nội vụ số 207/BC ngày 4-6-2003, cán bộ chủ chốt của Đảng ở độ tuổi cao còn chiếm tỷ lệ lớn, trên 50 tuổi có tới 41,0%, không có cán bộ chủ chốt dưới 30 tuổi, cán bộ chủ chốt là người hưu trí có tới 16,25%. Trình độ văn hóa trung học phổ thông mới có 75,26%. Trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và tư duy đổi mới còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kiến thức, trình độ ngoại ngữ, tin học.

- Chủ tịch, Phó chủ tịch và các ủy viên ủy ban nhân dân xã

So với đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong bộ máy chính quyền (đặc biệt trong nhiệm kỳ 1999 - 2004) có khá hơn, có những tiến bộ rõ rệt trong hoạt động của bộ máy chính quyền.

Thực tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân và điều hành công việc của ủy ban nhân dân trên cơ sở tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Phần lớn các công việc đều được đưa ra bàn tập thể, quyết định theo đa số. Tuy nhiên, mặt hạn chế của cán bộ chính quyền là năng lực xử lý các tình huống khó khăn đột xuất, các tình huống liên quan trực tiếp đến việc khiếu nại, tố cáo của công dân, trong các công việc đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng...

Sau điểm nóng, cũng theo báo cáo của Sở Nội vụ, tỉnh rất quan tâm chất lượng 4 chức danh chuyên môn: Văn phòng - thống kê tổng hợp, Địa chính, Kế toán - tài chính, Tư pháp - hộ tịch thuộc ủy ban nhân dân xã thông qua tuyển chọn đầu vào, đào tạo, bồi dưỡng trình độ về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, sắp xếp bố trí, sử dụng ổn định lâu dài... Đến nay, sau 5 năm thực hiện, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn đã được nâng lên rõ rệt; cán bộ chuyên môn ở độ tuổi dưới 30 có 21,32%, từ 30 - 40 tuổi có 41,59%, nữ chiếm 18,31%, là đảng viên có 88,93%, trình độ văn hóa trung học phổ thông có 87,34%, trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên có 68,31%, một số đã được trang bị về kiến thức tin học.

- Đội ngũ cán bộ đoàn thể (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và trưởng các đoàn thể)

Tích cực thu hút tập hợp hội viên, đoàn viên vào tổ chức, tổ chức việc học tập chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước và các chủ trương, nghị quyết của tổ chức mình. Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, tổ chức của mình các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và các phong trào thi đua ở địa phương.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ đoàn thể ở độ tuổi trên 50 còn chiếm tỷ lệ cao (38,11%), trình độ văn hóa, chính trị nhất là trình độ về chuyên môn nghiệp vụ còn rất hạn chế, số cán bộ được bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và chuyên môn đạt tỷ lệ thấp.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ cấp xã ở Thái Bình đang đi vào thế ổn định vững chắc, thường xuyên được củng cố kiện toàn đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vượt qua nhiều khó khăn, giải quyết có kết quả tình hình mất ổn định nông thôn, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Niềm tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền ngày càng được củng cố.

Đội ngũ cán bộ trong thời gian từ sau điểm nóng đã có những thay đổi lớn, thay thế hơn 60% cán bộ cơ sở (khoảng 4.000 cán bộ), 53% cán bộ thôn, xóm (khoảng hơn 3.000 cán bộ) thay đổi. Hiện có khoảng 60% cán bộ xã (gồm cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể) và hơn 80% cán bộ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, số cán bộ có khả năng phát triển lâu dài khoảng 48,6%, số cán bộ ổn định

trong 1,2 khóa khoảng 45% (báo cáo của sở Nội vụ). Tuy nhiên những hạn chế trong đội ngũ cán bộ như đã nói ở trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Hàng trăm cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã có nhiều công lao cống hiến cho địa phương mắc sai lầm khuyết điểm bị xử lý sau thanh tra, kiểm tra từ năm 1997 - 1998, đến nay chưa được giải quyết chế độ, cũng là những tồn đọng, bức xúc không thể không giải quyết.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w