Ổn định chính trị xã hội với mở rộng quan hệ đối ngoạ

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 58)

- Những nhân tố về hệ thống chính trị và các thể chế chính

1.3.2.5. ổn định chính trị xã hội với mở rộng quan hệ đối ngoạ

ngoại

Trong thời đại ngày nay, khi toàn cầu đang quốc tế hóa, tư bản chủ nghĩa đang giương vòi bạch tuộc đến cả những nước heo hút nhất thì việc mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở giữ vững chủ quyền dân tộc của mỗi nước phải gắn liền với điều kiện tiên quyết là nước đó phải giữ vững được ổn định chính trị - xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vai trò của ổn định chính trị - xã hội đối với việc mở rộng quan hệ đối ngoại. Vai trò của ổn định chính trị - xã hội đối với việc mở rộng quan hệ đối ngoại được thể hiện qua những điểm sau:

- Trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị - xã hội mà thực chất là thể hiện nhất quán sự độc lập, tự chủ về chính trị, kinh tế... thì

đường lối đối ngoại của Đảng mới được thực hiện một cách chủ động và có kết quả (bao gồm đối ngoại của nhà nước và đối ngoại nhân dân).

- ổn định chính trị - xã hội của đất nước tạo ra sự hấp dẫn cho các nước muốn thiết lập quan hệ đối ngoại với nước ta. Môi trường pháp lý ổn định, an toàn xã hội được bảo đảm sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

- Chỉ có giữ vững ổn định chính trị - xã hội thì mới đảm bảo được việc giữ vững chủ quyền dân tộc trong quan hệ đối ngoại, với các nước có chế độ chính trị khác nhau, mới có điều kiện thống nhất toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, ngăn chặn âm mưu "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc.

Tiểu kết chương 1

Vấn đề ổn định chính trị - xã hội là một khái niệm được nhắc đến ở nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước ta và trên các thông tin đại chúng. Nhưng ít có tài liệu, sách báo, từ điển... đề cập sâu, rõ ràng và thống nhất về khái niệm này.

Để làm rõ khái niệm ổn định chính trị - xã hội, không thể không tiếp cận từ khái niệm chính trị, xã hội. Nội dung khái niệm ổn định chính trị - xã hội cũng cần được mổ xẻ, tiếp cận dưới giác độ của triết học, xã hội học và khái quát của hoạt động thực tiễn về chính trị - xã hội của con người để tìm ra được trạng thái của ổn

định chính trị - xã hội. Đó là trạng thái có sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng của xã hội; là trạng thái ổn định chính trị tư tưởng của xã hội, của các quan hệ xã hội, của hệ thống chính trị của xã hội; là trạng thái ổn định trong thế vận động và phát triển. Toàn bộ trạng thái trên tổng hợp thành trạng thái của sự ổn định chính trị - xã hội.

ổn định chính trị - xã hội là điều kiện, tiền đề đối với đổi mới kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Cơ sở lý luận về ổn định chính trị - xã hội trên đây là cơ sở lý luận và phương pháp luận để nghiên cứu thực trạng tình hình ổn định chính trị - xã hội ở Thái Bình sau thời kỳ điểm nóng 1997 và giải pháp mà chúng tôi sẽ trình bày trong chương 2 dưới đây.

Chương 2

thực trạng chính trị - xã hội

trên địa bàn tỉnh thái bình - những bức xúc tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến mất ổn định

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w