Tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác nội chính, bảo đảm giữa vững kỷ cương phép nước

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 144 - 158)

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp thực hiện của

3.2.5. Tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác nội chính, bảo đảm giữa vững kỷ cương phép nước

chính, bảo đảm giữa vững kỷ cương phép nước

Các cơ quan pháp luật và lực lượng quân đội thời gian qua đã có nhiều cố gắng góp phần tích cực vào việc giải quyết tình hình phức tạp, xử lý các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật xảy ra ở trong tỉnh. Tình hình hiện nay đã ổn định nhưng chưa thật vững chắc. Số vụ án về tội tham nhũng, tiêu cực, về những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, gây mất ổn định chính trị và trật tự an ninh toàn xã hội còn diễn ra. Các ngành Công an, Viện kiểm sát, Tòa án đã tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm trong việc xử lý tình hình thời gian qua, phát huy ưu điểm, khắc phục những mặt yếu kém. Mỗi ngành phải có kế hoạch và phương án cụ thể, đồng thời phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ ngay từ đầu, khẩn trương tập trung điều tra, nắm chắc, hoàn chỉnh hồ sơ đưa ra truy tố xét xử kịp thời các vụ án tham nhũng, tiêu cực, cố tình làm sai chính sách, chế độ, gây thất thoát và hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời khẩn trương điều tra đưa ra xét xử các vụ án gây rối, vô chính phủ, vi phạm pháp luật bảo đảm xử lý khách quan, thận trọng, đúng người, đúng tội theo pháp luật, góp phần vào việc ổn định tình hình, giữ nghiêm kỷ cương phép nước đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm, làm thất bại âm

mưu của các phần tử chống đối và các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an ninh toàn xã hội.

Đi đôi với các việc trên đặc biệt coi trọng các biện pháp xây dựng, củng cố cơ sở bao gồm cả xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, an ninh nhân dân vững mạnh ở từng xã, thôn, khu phố, cơ quan, xí nghiệp nòng cốt trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Tiếp tục chỉ đạo phát huy tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng công an, quân đội và cựu chiến binh trên từng địa bàn dân cư. Điều tra nắm chắc tình hình làm tốt vai trò tham mưu giúp cấp ủy và chính quyền các cấp có các chủ trương biện pháp chủ động ngăn chặn xử lý tình hình, không để tái diễn các hành động vô chính phủ, vi phạm pháp luật như vừa qua. Có biện pháp đấu tranh ngăn chặn xử lý kịp thời những người lợi dụng dân chủ tuyên truyền, kích động nhân dân vu khống, tố cáo sai sự thật. Chủ động có kế hoạch, biện pháp cụ thể bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để nhân dân ăn tết vui vẻ, an toàn. Thiết lập trật tự giao thông trong thành phố và các tuyến đường trên địa bàn.

Ngành tư pháp phối hợp với các ngành hữu quan, các cơ quan tuyên truyền có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, bảo đảm cho mọi công dân sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật tăng cường công tác xây dựng, củng cố và quản lý cán bộ, chiến sĩ, nhanh chóng khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót, nhất là về năng lực, phẩm chất đạo đức, phong cách của cán bộ, xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân, không ngừng nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Tiểu kết chương 3

Nhìn lại quá trình xây dựng, củng cố và phát triển ở Thái Bình nhằm giữ vững ổn định và phát triển, trong những năm qua bằng mọi sự nỗ lực, cố gắng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình đã khai thác các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội (như lao động, làng nghề, kêu gọi vốn đầu tư để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp; đồng thời đã phát huy hiệu lực của hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ sau khi có Nghị quyết 16 của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã tạo ra một bước chuyển mới về thế và lực về các mặt kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, làm cho Thái Bình từ chỗ mất ổn định đến ổn định và hiện nay về cơ bản là ổn định và phát triển. Đó là kết quả của việc thực hiện các giải pháp về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội v.v… do Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra trong những năm vừa qua. Đó là sự nỗ lực, cố gắng của các ban ngành, đoàn thể và của quân và dân Thái Bình trong thời kỳ đổi mới.

Kết luận

1. ổn định chính trị - xã hội là mục tiêu, là điều kiện tất yếu của sự tồn tại và phát triển của tất cả các quốc gia, dân tộc và từng địa phương, vùng, lãnh thổ. Quốc gia nào giữ được ổn định chính trị - xã hội thì tiếp tục tồn tại, phát triển và ngược lại.

Đối với những nước xã hội chủ nghĩa đang tồn tại hiện nay, lực lượng so sánh chênh lệch, việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội càng có ý nghĩa tồn vong hơn bao giờ hết. Sự tồn tại và phát triển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang có vị thế trên trường quốc tế chính là giữ được ổn định chính trị xã hội trong sự nghiệp đổi mới. Đảng ta luôn xác định ổn định chính trị - xã hội là vấn đề hàng đầu trong suốt quá trình đổi mới và trong các chặng đường phát triển của đất nước ta trong thế kỷ XXI.

2. Các thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội cũng là biểu số, thước đo của sự ổn định chính trị - xã hội; và ngược lại sự bất ổn định chính trị xã hội là biểu thị bằng các biến số đi xuống của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội. Việc giữ vững được các mặt cơ bản trên chính là đã giữ vững được sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

3. Thái Bình trong nửa thập kỷ qua trong quá trình giữ ổn định chính trị xã hội đã phải giải quyết hai vấn đề to lớn là: 1- Giải

quyết được vấn đề "điểm nóng" - vấn đề "bất ổn định" chính trị - xã hội; tức là đã phải giải quyết những vấn đề "bức xúc" trong xã hội và cũng chính là đã "chống xung đột" trong nội bộ nhân dân. 2- Đã đưa ra những giải pháp thực thi trong việc phát triển kinh tế - xã hội nhằm tiếp tục giải quyết những bức xúc sau khi mất ổn định đặt ra. Đó là việc tìm mọi quyết sách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng nhằm đảm bảo công bằng xã hội, từng bước giải quyết hài hòa lợi ích của các thành viên trong các tầng lớp, các tổ chức trong xã hội. Đó chính là việc đảm bảo ổn định xã hội, tạo cơ sở để ổn định vững chắc tình hình và ngày một phát triển.

4. Từ thực tiễn giải quyết tình hình "mất ổn định" đến việc thiết lập lại ổn định chính trị xã hội và ổn định phát triển đã để lại những kinh nghiệm bước đầu cho những địa phương có đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội nổi bật là vấn đề "tam nông" nông dân - nông thôn - nông nghiệp giống Thái Bình và đã đặt ra những quyết sách mới sao cho phù hợp với thực tiễn vận động và phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đó là những kinh nghiệm xử lý "điểm nóng chính trị - xã

hội", với

5 bước chặt chẽ và khoa học mà Viện Khoa học Chính trị đã khái quát trong chương trình chính trị và các nội dung khoa học trong đề

tài khoa học tiềm lực của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Đó là những bài học được rút ra từ tổng kết công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, công tác chính trị - tư tưởng, công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác cán bộ và đặc biệt là vấn đề khai thác tiềm năng vốn có của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo lợi ích của mọi thành viên trong xã hội ngày một tăng, làm cơ sở để giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở địa bàn một tỉnh "tam nông" như Thái Bình. Và mấu chốt của vấn đề lại là xây dựng Đảng, củng cố Nhà nước và hệ thống chính trị nói chung. Cái gốc lại là ở tổ chức và cán bộ (GS.TS Hoàng Chí Bảo).

5. Vấn đề ổn định chính trị - xã hội là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn lớn. Trong phạm vi luận văn cho phép với khả năng nhận thức về vấn đề này còn chưa nhiều, chúng tôi rất mong được học hỏi, trao đổi với những người quan tâm đến đề tài này để không ngừng được nâng cao nhận thức về đề tài đã lôi cuốn trí tuệ, tâm huyết của chúng tôi - những người con của quê hương Thái Bình yêu dấu.

danh mục Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Mai Anh (2002) Điểm nóng chính trị - xã hội ở

nông thôn đồng bằng sông Hồng - Đặc điểm, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm, Luận văn thạc sĩ chính trị học,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu tham khảo

phục vụ Nghiên cứu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thái Bình: Bản tin nội bộ, tháng 10- 2004.

4. Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Văn Thạc, Trần Xuân Sầm (1999), Đổi mới và tăng

cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đặng Tiểu Bình (1995), Bàn về cải cách mở cửa của Trung Quốc, Nxb Thế giới, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Cư (2002), ổn định chính trị - xã hội trong công

cuộc đổi mới ở Việt Nam, Hà Nội.

7. PGS.TS Lê Văn Cương (2003), Toàn cầu hóa kinh tế - Bản chất,

thời cơ và thách thức đối với các nước và Việt Nam, Viện

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban

Chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IV, Nxb Sự thật,

Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ V, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội.

10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà

Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ

năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.Đảng bộ tỉnh Thái Bình (3/2001), Văn kiện Đại hội đại biểu

Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI, Thái Bình.

15.Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan - Đất và người Thái Bình, Sở Văn hóa thông tin Thái Bình, Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử - văn hóa Việt Nam, Hà Nội, 2003.

16.Trương Quang Được (2002), "Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng

và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở", Tạp chí Cộng sản,

(12), tr. 7.

17.Lê Văn Đính (1998), Vấn đề "điểm nóng" tôn giáo ở Thừa Thiên

- Huế với việc giữ vững ổn định chính trị trong công cuộc đổi mới hiện nay, Luận văn thạc sĩ chính trị học, Học viện Chính

trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

18.Nguyễn Thị Hằng (2000), "Chính sách xã hội trong đổi mới đất nước", Tạp chí Cộng sản, (21), tr. 11.

19. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Chính trị (1999), Tập bài giảng chính trị học, Học phần xử lý tình

huống chính trị, Hà Nội.

20.Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999),

Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

21.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Kết quả nghiên cứu

Tổng kết thực tiễn xử lý những điểm nóng chính trị - xã hội

(Đề tài khoa học tiềm lực), Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Lê Hữu Nghĩa, Phó chủ nhiệm đề tài: GS.TS Lưu Văn Sùng.

22. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Khoa học chính trị (2004), Kỷ yếu khoa học: Một số kết quả nghiên cứu ở

Thái Bình, Hà Nội .

23.Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình (2004), Báo cáo tổng kết và

hoạt động Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 1994 - 1999,

Thái Bình.

24.Nguyễn Khánh (1999), Đổi mới bước phát triển tất yếu đi lên

CNXH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25.V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 26.V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 27.V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 28.V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 29.C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

30.C.Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31.C.Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32.C.Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33.C.Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34.C.Mác và Ph. Ăngghen (1996), Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35.C.Mác và Ph. Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39.Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40.Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41.Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Đỗ Mười (1999), "Bài học từ sự kiện Thái Bình", Tạp chí Cộng sản (4), tr. 12.

43.Trần Nhân (1997), Có một Việt Nam như thế - Đổi mới và phát

triển,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44.Trần Việt Phương (1999), "Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Cộng sản, (20), tr. 29.

45.TS. Nguyễn Văn Sáu, GS. Hồ Văn Thông, (2003), Thực hiện

quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46.Sở Công an Thái Bình (7/2004), Báo cáo công tác đảm bảo an

ninh trật tự 6 tháng đầu năm 2004 (tại kỳ họp Hội đồng nhân

dân tỉnh khóa 14), Thái Bình.

47.Trần Phúc Thăng, Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng, kiến trúc

thượng tầng chính trị trong thời kỳ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

48.Tỉnh ủy Thái Bình, Số 92/BC/TU về Tổng kết 5 năm thực hiện

chỉ thị 30/CT/BCT về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (1998-2003), Thái Bình.

49.Tỉnh ủy Thái Bình (2002), Nghị quyết 04 về phát triển cơ cấu

giống cây trồng vật nuôi, Thái Bình

50.Tỉnh ủy Thái Bình (4/2003), Nghị quyết 08: "Xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha/năm giai đoạn từ 2003 - 2010", Thái Bình.

51.Tỉnh ủy Thái Bình (3-2004), Báo cáo tổng kết công tác xây

dựng, củng cố tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn 1997 - 2003, Thái Bình.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 144 - 158)