6. Khử trùng và tẩy trùng
6.2. Lựa chọn phương pháp
Việc lựa chọn phương pháp khử trùng hay tẩy trùng phù hợp phụ thuộc vào:
Đặc điểm tự nhiên của vật thể cần tiến hành
Loại vi sinh vật có khả năng lây nhiễm
Nguy cơ lây truyền cho bệnh nhân hoặc cho nhân viên nếu tiếp xúc với vật thể
Chọn phương pháp nào cần đánh giá các nguy cơ tùy theo các mức độ khác nhau của bệnh nhân (ví dụ mức độ suy giảm miễn dịch), dụng cụ sử dụng và cách thức sử dụng dụng cụ đó. Việc lựa chọn phương pháp khử trùng, tẩy trùng hoặc các quy trình vệ sinh đơn giản đối với các dụng cụ, thiết bị y tế hoặc đối với môi trường bệnh viện nên được thừa nhận là một phần của quy chế kiểm soát lây nhiễm của bệnh viện. Phương pháp khử trùng hay tẩy trùng được ưu tiên là sử dụng nhiệt hơn là sử dụng hóa chất. Điều này không chỉ liên quan tới hiệu quả diệt khuẩn mà còn tới khía cạnh an toàn khi mà nhiều trường hợp không thể kiểm soát được tác hại của hóa chất. Bất cứ khi nào sử dụng hóa chất thì cần phải chú ý tới độ an toàn của người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với hóa chất. Cũng cần chú ý một điều rằng, bất cứ một loại hóa chất nào dùng trong khử trùng hay tẩy trùng đều ít nhiều ảnh hưởng tới con người. Không một phương pháp nào được cho là an toàn, trừ khi chúng ta có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Khử trùng bằng nhiệt ẩm
Nhiệt ẩm có hiệu quả diệt khuẩn cao hơn nhiệt khô do các phân tử protein ngậm nước có thể bị biến tính ở mức năng lượng thấp hơn các phân tử protein bán kết tinh đã loại nước. Ngoài ra, khi hơi nước được sử dụng, phần nhiệt phía dưới sẽ được chuyển lên trên bề mặt. Do vậy toàn bộ dụng cụ trong nồi hấp đều được tiếp xúc trực tiếp với hơi nước nóng, làm tăng hiệu quả diệt khuẩn. Một quy trình khử trùng bằng nhiệt ẩm thường diễn ra trong 15 phút ở nhiệt độ hơi nước là 121C.
67
Khử trùng bằng nhiệt ẩm cần đặt ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ sôi thông thường của nước. Để tăng nhiệt độ sôi lên, người ta thường dùng nồi áp suất. Ở điều kiện áp suất khí quyển thông thường (1 bar), nước sôi ở nhiệt độ 98 – 100C, tuy nhiên khi tăng áp suất lên 2.4 bar thì nước sôi ở 125C, 3 bar thì nước sôi ở 134C. Ngược lại, khi lên các vùng núi cao, nơi áp suất khí quyển thấp hơn thì nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100C.
Khử trùng bằng nhiệt khô
Nhiệt khô tiêu diệt các vi sinh vật bằng cách phá hủy oxi hóa các cấu trúc tế bào. Để tiêu diệt hầu hết các bào tử bằng nhiệt khô cần duy trì ở nhiệt độ 160C trong thời gian 2 giờ. Nhiệt độ cao như vậy có thể làm cháy một phần giấy, bông hoặc các vật liệu hữu cơ khác.
Phương pháp đốt cháy hoàn toàn ở nhiệt độ cao là một cách khử trùng và tiêu hủy các vật liệu nhiễm khuẩn hiệu quả. Đây là phương pháp thường được sử dụng để tiêu hủy mô bệnh phẩm, quần áo phẫu thuật, kim tiêm cùng nhiều loại rác thải bệnh viện khác. Khử trùng trên ngọn lửa (đèn cồn, đèn đốt gas) thường được sử dụng để vô trùng dụng cụ như que cấy, kẹp
Tẩy trùng bằng hóa chất
Các hóa chất được sử dụng trong môi trường hay trên bề mặt da (sát trùng) không thể tiêu diệt được hoàn toàn các vi sinh vật. Sự khác nhau giữa tẩy trùng và sát trùng không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên có thể hiểu là sát trùng là một tẩy trùng đặc biệt khi hóa chất sát trùng được sử dụng để loại bỏ các vi sinh vật nhiễm trên các vết thương hở, các mô bị tổn thương hoặc dùng để loại bỏ các vi sinh vật bám trên da.
Hiệu quả của phương pháp tẩy trùng bằng chất hóa học phụ thuộc rất lớn vào nồng độ và độ bền của hóa chất; số lượng, chủng loại và khả năng kháng của các vi sinh vật; nhiệt độ và pH; và sự có mặt của các chất hữu cơ (đặc biệt là protein) và các chất gây nhiễu khác. Nhìn chung, hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật của các hóa chất phụ thuộc chủ yếu vào hai nhân tố là nồng độ chất diệt khuẩn và vi sinh vật cần tiêu diệt. Cần phải rất chú ý pha loãng chất diệt khuẩn tới nồng độ được ghi trên bao bì để đảm bảo hiệu quả tẩy trùng tối ưu.
Glutaraldehyde có hoạt tính diệt khuẩn cao đối với vi khuẩn, virus và các bào tử. Các chất diệt khuẩn khác như hexachlorophane có phổ tác động hẹp, chủ yếu đối với các cầu khuẩn Gram dương. Một số chất diệt khuẩn có mức độ hoạt động hoặc độ bền cao ở những giá trị pH nhất định; mặc dù glutaraldehyde bền
68
hơn ở pH acid, tuy nhiên sử dụng ở pH cao hơn (8.0) lại làm tăng hiệu quả diệt khuẩn.
Chương 5. Chất kháng sinh Những nội dung quan trọng
Hầu hết các chất kháng vi sinh vật tác động lên vi khuẩn; một phần nhỏ kháng nấm, kháng virus, kháng động vật nguyên sinh và ký sinh trùng.
Các chất kháng vi sinh vật được sử dụng trong y học lâm sàng không tác động lên bào tử vi khuẩn, bào tử nấm hay các virus tiềm tan.
69 Nhóm chất kháng vi sinh vật lớn nhất hiện nay là các hợp chất chứa gốc β-
lactam (penicillins, cephalosporins,…), hầu hết trong số đó là các dẫn xuất bán tổng hợp của chất kháng sinh tự nhiên. Các thành viên thuộc nhóm này có các đặc tính kháng sinh rất khác biệt.
Các chất kháng vi sinh vật được sử dụng rộng rãi khác bao gồm
aminoglycosides, tetracyclines, macrolides, glucopeptides và quinolones.
Hầu hết các chất kháng nấm chỉ phù hợp để sử dụng trong một số trường hợp cụ thể. Các chất được sử dụng trong liệu pháp hệ thống khi nhiễm nấm như amphotericin B, một số dẫn xuất của azole, griseofulvin và terbinafine.
Nhóm chất kháng virus lớn nhất là các chất kháng retrovirus (kháng HIV) và các chất kháng virus herpes, chẳng hạn như aciclovir có tác động lên quá trình sinh tổng hợp acid nucleic.
Việc điều trị kết hợp 3 hay nhiều loại thuốc kháng retrovirus có thể làm giảm lượng virus HIV trong máu xuống dưới mức có thể phát hiện được.
Hầu hết các chất kháng ký sinh trùng có hoạt tính đặc hiệu đối với một số động vật nguyên sinh, giun nhất định mặc dù một số chất có phổ tác động rộng.
Phương pháp kiểm tra độ nhạy khác sinh rất hữu dụng trong các trường hợp nhiễm các mầm bệnh thông thường. Phương pháp khuếch tán đĩa thạch cũng thường được sử dụng.
Các chất kháng vi sinh vật (antimicrobial agents) không chỉ được sử dụng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra mà còn dùng cho các bệnh do tác nhân virus, nấm, động vật nguyên sinh và giun ký sinh. Những loại thuốc này được sử dụng cho các bệnh lây nhiễm và không có loại nào lại không có những tác dụng phụ không mong muốn. Hậu quả là chúng phải được sử dụng chúng cẩn thận và cần hiểu biết đầy đủ các đặc tính của chúng.
Các chất kháng sinh (antibiotics) là các sản phẩm tự nhiên được tạo ra bởi các vi sinh vật; các hợp chất tổng hợp hóa học như sulphonamide, quinolone, nitrofuran, và imidazole được gọi là các chất điều trị hóa học (chemotherapeutic
70
agents). Tuy nhiên, một số chất kháng sinh có thể được tổng hợp hoàn toàn theo con đường hóa học hoặc một số khác được cải biến hóa học các chất kháng sinh tự nhiên (bán tổng hợp, semi-synthetic antibiotics). Hiện nay, thuật ngữ chất kháng sinh được sử dụng một cách lỏng lẻo để chỉ những chất (chủ yếu là chất kháng vi khuẩn) được sử dụng để điều trị các bệnh lây nhiễm hệ thống. Các chất kháng vi sinh vật quá độc để sử dụng cho người được gọi là các chất sát trùng hoặc các chất tẩy trùng (chương 4).