Nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng máu

Một phần của tài liệu Vi sinh thanh trung (Trang 164 - 166)

3. Các hội chứng lâm sàng

3.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng máu

E. coli là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính, không biến chứng ngoài môi trường bệnh viện và cả gây ra nhiễm trùng máu, đường tiết niệu có liên quan tới môi trường bệnh viện. Những vi khuẩn này cũng có thể gây ra nhiễm trùng máu và viêm màng não ở trẻ sơ sinh, nhiễm trùng máu ở các vết thương hở và các ổ áp xe ở các cơ quan.

Có khoảng 80% các chủng E. coli gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh và 40% những chủng phân lập được từ trẻ bị nhiễm trùng máu mà không bị viêm màng não đều biểu hiện kháng nguyên K1. Các chủng có kháng nguyên K1 hoặc K5 thường độc hơn so với các chủng có kháng nguyên K loại khác vì chúng có cấu trúc tương tự so với các thành phần trên cơ thể người.

Các chủng gây viêm đường tiết niệu thường có nguồn gốc từ đường ruột bệnh nhân với mức độ nhiễm trùng xảy ra theo cách thức tăng dần. Khả năng của

E. coli gây nhiễm trùng đường tiết niệu có thể liên quan tới các cấu trúc lông nhung giúp vi khuẩn bám đặc hiệu vào các tế bào biểu mô đường tiết niệu.

Dịch tễ học

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở nữ giới hơn là ở nam giới do niệu đạo của nữ ngắn và rộng khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập hơn vào bàng quang. Quan hệ tình dục cũng là một yếu tố giúp vi khuẩn dễ xâm nhập hơn. Tỉ lệ nhiễm trùng ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai cao hơn là do sự suy giảm dòng nước tiểu, một phần do những thay đổi hormone và một phần do áp lực trong đường tiết niệu. Các nguyên nhân khác gây viêm nhiễm đường tiết niệu bao gồm

156

tắc nghẽn niệu đạo, sỏi tiết niệu, các dị tật bẩm sinh và rối loạn thần kinh, tất cả các dạng này đều xuất hiện ở cả hai giới. Ở nam giới, bệnh phì đại tiền liệt tuyến là bệnh phổ biến nhất. Ngoài ra, việc đặt ống thông hoặc nội soi bàng quang có thể đưa vi khuẩn vào bàng quang, do vậy có thể gây viêm nhiễm.

Hầu hết các viêm nhiễm đường tiết niệu được cho là do các vi sinh vật trong hệ vi sinh vật thông thường có sẵn trong người bệnh gây ra. Tuy nhiên, tỷ lệ các typ huyết thanh khác nhau của E. coli trong các trường hợp viêm đường tiết niệu thay đổi ở các vị trí địa lý khác nhau cho thấy những chủng E. coli gây ra các bệnh viêm nhiễm như vậy là các chủng gây bệnh đặc hiệu trong đường tiết niệu. Các chủng gây bệnh, có thể được truyền từ nguồn thực phẩm bị nhiễm bẩn, có thể tồn tại và nhân lên trong đường ruột và gây ra các viêm nhiễm ở đường tiết niệu.

Phương pháp chẩn đoán

Các mẫu lâm sàng có thể được nhuộm Gram để soi kính và được nuôi cấy trên môi trường thạch MacConkey hoặc các môi trường phù hợp khác. Trong trường hợp nghi ngờ viêm đường tiết niệu, phương pháp nuôi cấy bán định lượng được sử dụng; khi nhiễm E. coli cấp tính, vi khuẩn thường có mặt với số lượng 105

tế bào/ 1 mL nước tiểu. Đối với các viêm nhiễm nguy hiểm hơn, cần tiến hành xác định typ huyết thanh.

Phương pháp điều trị

Khi không có tính kháng, E. coli nhạy với nhiều loại thuốc kháng sinh như ampicillin, cephalosporin, tetracycline, quinolone, aminoglycoside, trimethoprim và sulphonamide. Tuy nhiên rất nhiều chủng có các plasmid chứa gene kháng lại một hoặc một vài loại thuốc nên liệu pháp điều trị phải dựa trên các test thử nghiệm tính kháng thuốc.

Ví dụ viêm bàng quang không biến chứng thường được điều trị đơn giản bằng các loại thuốc uống như trimethoprim hoặc nitrofurantoin, nhưng các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm hơn cần sử dụng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu dựa trên các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Ví dụ, bệnh viêm màng não do vi khuẩn gây ra hiện là một bệnh bùng phát và có thể phải sử dụng cefotaxime và

gentamycin để điều trị.

Việc đặt ống thông hoặc nội soi niệu đạo cần phải thực hiện trong điều kiện vô trùng nghiêm ngặt để giảm thiểu tối đa việc đưa vi khuẩn vào trong bàng

157

Một phần của tài liệu Vi sinh thanh trung (Trang 164 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)