2. Các yếu tố quyết định độc lực
2.9. Các yếu tố ức chế sức đề kháng khác
Nhiều loại vi khuẩn tiết ra một loạt các enzyme có thể liên quan tới quá trình gây bệnh của vi khuẩn.
Proteus spp. và một số vi khuẩn khác lây nhiễm đường tiết niệu tổng hợp enzyme urease phân hủy urê thành urin và giải phóng NH3 có thể đóng góp vào bệnh lý. Enzyme urease do vi khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày, tá tràng cũng có liên quan tới độc lực của sinh vật. Vi khuẩn L. pneumophila tiết ra một
metalloprotease được cho là có vai trò gây ra bệnh lý đặc trưng của nhiễm trung phổi.
Việc am hiểu về các cơ chế cơ bản của quá trình hình thành bệnh là rất quan trọng để tạo ra được các loại vắc xin mới hoặc có các liệu pháp điều trị phù hợp. Những kiến thức này là vô giá khi sử dụng để phân tích các vi khuẩn gây bệnh mới phát hiện. Tuy nhiên, đối với một số bệnh chẳng hạn như bệnh giang mai, những cách tiếp cận trên vẫn chưa đưa ra được các cơ chế hình thành bệnh hoặc các yếu tố quyết định độc lực liên quan và vì vậy chúng ta vẫn chưa tìm ra được những liệu pháp điều trị mới cho các loại vi khuẩn thành công này.
111
PHẦN III. MỘT SỐ VI SINH VẬT GÂY BỆNH PHỔ BIẾN
112
Chương 9. Tụ cầu khuẩn Những nội dung quan trọng
Tụ cầu khuẩn được tìm thấy phổ biến trên da người khỏe mạnh. Staph. aureus có trong mũi của 30% người khỏe nhưng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng ở những người suy giảm sức đề kháng (ví dụ, da bị tổn thương).
Rất nhiều yếu tố độc lực của Staph. aureus đã được mô tả nhưng lại chưa xác định được vai trò đặc hiệu của chúng. Chẳng hạn như độc tố đường ruột, độc tố gây hội chứng sốc độc tố, độc tố gây phân giải thượng bì.
Các sinh vật phát tán từ vị trí xâm nhiễm (ví dụ như ở da) thông qua tay, quần áo, bụi bẩn và quá trình bong da.
Chủng Staph. aureus kháng methicillin (MRSA) có xu hướng tăng lên trong môi trường bệnh viện và ngoài xã hội và gây ra số ca nhiễm tương đương với các chủng không kháng methicillin.
Flucloxacillin và vancomycin hoặc teicoplanin là các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm các chủng Staph. aureus kháng methicillin và nhạy methicillin. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng linezolid và daptomycin.
Các tụ cầu không chứa coagulase (chẳng hạn như Staph. epidermidis) là những tác nhân gây bệnh chủ yếu liên quan đến việc cấy ghép bộ phận giả như ống thông mạch, van tim; quá trình gây bệnh liên quan tới việc hình thành các màng sinh học.
Thuật ngữ tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) được Alexander Ogston đưa ra năm 1880 để chỉ những bệnh sinh mủ gây ra bởi các vi sinh vật gắn kết thành hình chùm. Hiện nay, tụ cầu khuẩn được sử dụng dưới dạng tên chi để chỉ một nhóm vi khuẩn Gram dương hình cầu, sinh trưởng yếm khí tùy tiện và có khả năng sinh catalase. Tụ cầu khuẩn có khả năng kháng lại các điều kiện khô hạn và nồng độ muối cao, phù hợp với môi trường ký sinh trên da nhưng cũng có thể tồn tại khá lâu ở môi trường ngoài. Tụ cầu khuẩn cũng là một phần trong hệ vi sinh vật thông thường ở người, thường tìm thấy ở đường hô hấp trên, có nhiều trên động vật.
Tác nhân gây bệnh chính của chi tụ cầu khuẩn là Staph. aureus gây ra rất nhiều loại bệnh trên cả người và động vật với đặc điểm đặc trưng là khả năng gây đông máu nhờ vai trò của enzyme coagulase. Có ít nhất 30 loài tụ cầu khuẩn khác, tuy nhiên, tất cả những loài này đều không có enzyme coagulase. Những loài tụ
113
cầu khuẩn không có coagulase (CNC, coagulase negative staphylococci) là những vi khuẩn ký sinh thông thường trên da và có thể gây nên những bệnh nhiễm trùng cơ hội. Việc tồn tại của Staph. aureus kháng methicillin (MRSA) trong rất nhiều bệnh viện cũng như ngày càng xuất hiện nhiều trong quần xã người đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng.