Thiết lập lây nhiễm

Một phần của tài liệu Vi sinh thanh trung (Trang 111 - 112)

2. Các yếu tố quyết định độc lực

2.2. Thiết lập lây nhiễm

Các mầm bệnh tiềm năng có thể xâm nhập vào cơ thể bằng rất nhiều đường như đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường bài tiết và đường sinh dục. Ngoài ra, chúng cũng có thể xâm nhập vào các mô một cách trực tiếp thông qua các vết cắn của côn trùng hay qua các vết thương do tai nạn hoặc phẫu thuật gây ra. Rất nhiều loài vi khuẩn gây bệnh cơ hội và một số loại gây bệnh chính là một phần của hệ vi sinh vật thông thường ở người đóng vai trò là nguồn lây bệnh sẵn có đối với các cơ thể bị tổn thương. Tuy nhiên, đối với hầu hết các vi khuẩn gây bệnh chính thì quá trình lây truyền sang một cơ thể chủ mới và thiết lập lây nhiễm là một quá trình rất phức tạp. Quá trình lây truyền mầm bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như Bordetella pertussis, có thể cần phải có sự tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm vì loại vi khuẩn này không thể tồn tại ngoài môi trường trong thời gian dài. Các mầm bệnh lây truyền qua đường tình dục chẳng hạn như

103

Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu và Treponema pallidum gây bệnh giang mai cần phải có sự tiếp xúc trực tiếp niêm mạc giữa hai người mới có thể lây truyền được. Người là vật chủ tự nhiên duy nhất cho những mầm bệnh loại này, những loại mầm bệnh bị tiêu diệt nhanh chóng khi tồn tại ở môi trường bên ngoài.

Ngược lại, đối với các vi khuẩn đường ruột như các loài thuộc chi

Salmonella, ShigellaCampylobacter thì nguồn lây truyền lại từ môi trường ngoài và quá trình lây nhiễm diễn ra khi con người tiêu thụ nguồn thực phẩm và nước uống bị nhiễm khuẩn. Rất nhiều mầm bệnh loại này cũng lây nhiễm trên động vật, thường là không gây hại, nên đây là các nguồn lây nhiễm quan trọng.

Một phần của tài liệu Vi sinh thanh trung (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)