Ngộ độc thực phẩm

Một phần của tài liệu Vi sinh thanh trung (Trang 160 - 161)

4. Phương pháp chẩn đoán

4.2. Ngộ độc thực phẩm

Phương pháp chẩn đoán ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn phụ thuộc vào việc phân lập vi sinh vật gây ra từ các mẫu thực phẩm nghi ngờ hoặc phân người bị ngộ độc. Các chủng huyết thanh gây ngộ độc thực phẩm phổ biến như

Enteritidis, Typhimurium có thể được xác định dựa trên việc định phage hoặc các test kiểm tra tính kháng kháng sinh. Các chủng có thể tiếp tục được xác định dựa trên plasmid hoặc sử dụng phương pháp điện di xung điện trường (PFGE), theo đó các chủng phân lập từ người bệnh có thể kết hợp với các chủng từ nguồn thực phẩm nhiễm khuẩn.

5. Phương pháp điều trị 5.1. Sốt thương hàn

Việc tạo ra chất kháng sinh chloramphenicol năm 1948 đã giúp làm giảm tỉ lệ tử vong đối với các bệnh nguy hiểm từ 20% xuống còn 2% chỉ vài tuần sau khi loại thuốc này được đưa vào sử dụng. Rất nhiều bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách uống kháng sinh chloramphenicol. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân có triệu chứng chán ăn, đầy bụng, nôn có thể sử dụng liệu pháp truyền tĩnh mạch. Việc điều trị nên kéo dài khoảng 14 ngày vì việc tái nhiễm thường xảy ra.

Việc xuất hiện các chủng kháng chloramphenicol ở nhiều nơi trên thế giới đã thúc đẩy việc tìm ra các loại thuốc mới. Amoxicillin và co-trimoxazole có hiệu quả tương tự như chloramphenicol và đã được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên cũng có nhiều chủng S. Typhi cũng có tính kháng với những loại thuốc này. Các chất kháng sinh nhóm fluoroquinolone như ciprofloxacin, nhóm cephalosporin như ceftriaxone và cefixime là các lựa chọn tốt để điều trị những chủng kháng thuốc này.

152

5.2. Viêm dạ dày ruột

Việc điều trị bệnh viêm dạ dày ruột do salmonella gây ra bao gồm truyền nước và các chất điện giải, kiểm soát triệu chứng buồn nôn, nôn và đau. Các loại thuốc để kiểm soát việc tăng động ruột bị chống chỉ định. Chúng có thể làm giảm triệu chứng trong một khoảng thời gian, tuy nhiên nó có thể khiến bệnh viêm dạ dày ruột thông thường chuyển thành dạng nhiễm trùng máu nguy hiểm bằng cách làm tê liệt ruột.

Các chất kháng sinh không đóng vai trò gì trong điều trị ở hầu hết các trường hợp, một số loại kháng sinh còn làm kéo dài giai đoạn mang bệnh. Nếu một bệnh nhân không có nguy cơ nhiễm trùng máu cao thì sử dụng kháng sinh có thể bảo vệ cơ thể khỏi những biến chứng nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Vi sinh thanh trung (Trang 160 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)