Sàng lọc kháng thể rubella

Một phần của tài liệu Vi sinh thanh trung (Trang 175 - 177)

2. Đặc tính lâm sàng

4.3. Sàng lọc kháng thể rubella

Việc sàng lọc các kháng thể rubella ở các phụ nữ mang thai nhằm xác định được các trường hợp nhạy cảm và có đề xuất tiêm vắc xin rubella sau sinh. Mẫu máu thường được thu khi thai phụ đến khám lần đầu ở cơ sở y tế và mẫu huyết thanh thường được lưu trữ trong vòng 1 năm. Điều này rất quan trọng nếu một trẻ sơ sinh có những bất thường bẩm sinh thì các mẫu huyết thanh của mẹ ở giai đoạn thai kỳ đầu sẽ được kiểm tra với các mẫu huyết thanh thu được trong các giai đoạn sau cũng như với mẫu máu của trẻ. Điều này cho phép nghiên cứu không chỉ đối với rubella mà còn với nhiều loại bệnh quan trọng khác như

cytomegalovirus (CMV) ở giai đoạn sau của quá trình mang thai. Đôi khi, việc sàng lọc sớm cần được tiến hành, đặc biệt đối với các trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm.

Việc sàng lọc các kháng thể rubella hầu hết được tiến hành dựa trên phương pháp xét nghiệm miễn dịch enzyme, một phương pháp có độ nhạy cao cũng như có thể dễ dàng tự động hóa.

Nếu kết quả của miễn dịch enzyme là âm tính thì cần phải xác nhận lại bằng một xét nghiệm khác, chẳng hạn như phương pháp ngưng kết latex. Một số phụ nữ không tạo ra đủ lượng kháng thể để bảo vệ (>10 IU/mL) mặc dù đã được tiêm vắc xin vài lần và họ chỉ được coi là miễn dịch nếu họ được tiêm gấp đôi liều vắc xin.

167

Chương 15. Hepadnavirus: Virus viêm gan B Những nội dung quan trọng

 Virus viêm gan B (HBV) gây bệnh viêm gan cấp và mãn tính dẫn tới các bệnh mãn tính về gan và ung thư biểu mô tế bào gan.

 HBV là loại virus chứa DNA mạch kép một phần chứa một loại enzyme tương tự enzyme phiên mã ngược để tái tạo DNA virus từ phân tử RNA trung gian.

 HBV được lây truyền qua đường máu, ví dụ thông qua việc tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.

 Có sự khác biệt đáng kể về vùng địa lý của bệnh, tỉ lệ cao nhất là ở vùng Viễn Đông, tiểu vùng Sahara-châu Phi, châu Đại dương và châu Mỹ.

 Hiện đã có vắc xin phòng bệnh hữu hiệu, được tiêm chủng 3 lần trong vòng 6 tháng. Việc áp dụng biện pháp tiêm vắc xin mở rộng ở trẻ nhỏ sẽ giúp làm giảm tỉ lệ lây truyền virus và các di chứng lâu dài cũng như giảm tỉ lệ ung thư biểu mô tế bào gan.

 Phương pháp điều trị bệnh nhân nhiễm HBV bao gồm một giai đoạn sử dụng Pegylated Interferon (PEG) hoặc áp dụng liệu pháp ức chế trong thời gian dài bằng các đoạn nucleotide tương đồng.

Hepadnavirus là một họ các virus DNA gây viêm gan có một chu kỳ sống đặc trưng liên quan tới một dạng RNA trung gian và có sử dụng một enzyme

polymerase với hoạt tính phiên mã ngược. Họ này có 2 chi đã được xác định mà các thành viên của chúng có tính đặc hiệu loài, gây ra viêm gan cấp và mãn tính. Chi orthohepadnavirus gây bệnh trên động vật có xương sống như người, vượn lớn, gặm nhấm và sóc đất, trong khi chi avihepadnavirus gây bệnh trên vịt, diệc và cò. HBV là loài thuộc chi orthohepadnavirus, nguyên nhân chính gây bệnh gan mãn tính và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) ở người. Nhiễm HBV cũng xảy ra trong tự nhiên trên các loài động vật hoang dã như ở tinh tinh, đười ươi và vượn. Mỗi loài trong số này có biến thể HBV riêng và khác so với loại HBV gây bệnh trên người.

168

Một phần của tài liệu Vi sinh thanh trung (Trang 175 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)