Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá và khen thưởng cá nhận và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 107 - 109)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá và khen thưởng cá nhận và

và tập thể đạt thành tắch hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Kiểm tra, đánh giá là một trong những hoat động ảnh hưởng tắch cực đến kết quả ĐTN cho LĐNT, muốn làm tốt điều này CBQL, GV cần thự hiện các giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, HV và cha mẹ HV về tầm quan trọng của công tác ĐTN cho LĐNT.

Hai là, tăng cường công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác ĐTN tại Trung tâm.

Ba là, tăng cường công tác quản lý của Giám đốc đối với công tác ĐTN cho LĐNT ở trung tâm: Giống như bất kỳ hoạt động nào trong trung tâm, hoạt động ĐTN cho LĐNT chỉ mang lại hiệu quả khi có sự quan tâm, chỉ đạo và quản lý của Giám đốc trung tâm.

Để thực hiện tốt việc quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT, Giám đốc trung tâm cần thực hiện bốn chức năng trong quản lý: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Ngay từ đầu năm học, Giám đốc phải tiến hành xây dựng kế hoạch cho hoạt động ĐTN cho LĐNT cho đơn vị.

Để kế hoạch mang tắnh khả thi và hiệu quả đòi hỏi Giám đốc phải nắm được thực trạng HV tại địa phương đã và đang có những kiến thức, hiểu biết, định hướng nghề nghiệp ở mức độ nào, đồng thời đánh giá được các yếu tố tác động đến hoạt động ĐTN cho LĐNT như: nhu cầu nhân lực ở địa phương, sự quan tâm của cha mẹ HV đến việc chọn lựa nghề nghiệp của con họ, điều kiện tìm hiểu, tiếp cận của HV với hoạt động ĐTN cho LĐNT (báo chắ, InternetẦ).

Từ đó, đề ra mục tiêu đạt được cùng với những biện pháp khả thi để triển khai tổ chức hoạt động ĐTN cho LĐNT ở đơn vị.

Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch, Giám đốc tiến hành tổ chức thực hiện công tác ĐTN cho LĐNT bao gồm việc chọn lựa những GV có năng lực, có hiểu biết rộng, có uy tắn và thành đạt đảm nhiệm công tác ĐTN cho LĐNT tại trung tâm.

Như đã phân tắch ở phần thực trạng, hoạt động ĐTN cho LĐNT là hoạt động đóng vai trò rất quan trọng và cũng đòi hỏi giáo viên phải có năng lực, chịu khó tìm tòi thông tin, cập nhật các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đồng thời nắm chắc nhu cầu lao động ở địa bàn, khu vực, thậm chắ là trong cả nước và một số nước ngoài có người Việt Nam xuất khẩu lao động.

Ngoài ra, GV phụ trách công tác ĐTN cho LĐNT cũng phải có uy tắn, thành đạt để làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo đồng thời lời nói của giáo viên mới thực sự có giá trị đối với học sinh và thuyết phục các em tin tưởng vào những gì mình đang định hướng HV.

Song song với đó, Giám đốc cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để hoạt động ĐTN cho LĐNT được diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất. Ngoài ra, việc chỉ đạo công tác ĐTN cho LĐNT cần được quan tâm đúng mực xuyên suốt năm học thông qua việc hướng dẫn, giám sát, động viên khuyến khắch, khen thưởng giáo viên thực hiện tốt, uốn nắn những nhận thức sai lệch về hoạt động ĐTN cho LĐNT trong GV và học sinh.

Để làm tốt việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thì GĐ phải thực hiện tốt chức năng kiểm tra hoạt động ĐTN cho LĐNT, thu thập những thông tin cần thiết để kịp thời điều chỉnh và chỉ đạo hoạt động này.

Bốn là, đa dạng hoá nội dung, phương thức tổ chức hoạt động ĐTN cho LĐNT: Hoạt động ĐTN cho LĐNT theo quy định của Bộ LĐTBXH quy định thực hiện thông qua các chủ đề. Một số chủ đề được tổ chức trong phạm vi lớp học nhằm cung cấp kiến thức cho các HV thông qua các giờ lên lớp.

Do đó, để hoạt động ĐTN cho LĐNT thu hút HV và đem lại hiệu quả thiết thực thì việc đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 107 - 109)