Nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn của trung tâm Giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 36 - 38)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.3.4. Nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn của trung tâm Giáo

dục nghề nghiệp Ờ Giáo dục thường xuyên cấp huyện

Trình độ đào tạo nghề cho lao động nông thôn của trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Ờ Giáo dục thường xuyên cấp huyện:

- Đào tạo nghề trình độ sơ cấp: ỘNhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hiện một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơnỢ. Thời gian học nghề trình độ sơ cấp: Ộđược thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm đối với người có trình độ học vấn, sức khỏe phù hợp với nghề cần họcỢ.

-Đào tạo nghề thường xuyên: Được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thắch ứng với yêu cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội tìm việc

làm, tự tạo việc làm.

- Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng (sau đây gọi chung là chương trình đào tạo dưới 03 tháng) có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học (từ khi khai giảng đến khi bế giảng) dưới 03 tháng, nhằm trang bị cho học viên năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề hoặc năng lực thực hành theo yêu cầu của vị trắ làm việc.

Nội dung ĐTN cho LĐNT được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, nội dung ĐTN gồm: đào tạo tay nghề và những kiến thức tổng hợp; theo đó, ĐTN theo nghĩa rộng bao gồm cả dạy văn hóa (làm nền tảng cho đào tạo nghề), đào tạo nghề nghiệp (nội dung chắnh là đào tạo chuyên môn theo từng nghề nghiệp của người lao động), bồi dưỡng kiến thức về kinh tế thị trường, pháp luật, tổ chức cuộc sống.

Nội dung ĐTN theo nghĩa hẹp được hiểu: ĐTN theo chuyên môn cho người lao động, trong đó ĐTN tập trung đối với chuyên môn nghề nghiệp. Các nội dung về nâng cao trình độ văn hóa, đào tạo những kiến thức chung ngoài các kiến thức chuyên sâu về nghề nghiệp thì không được đề cập theo nghĩa hẹp.

Tuy nhiên dù nghĩa hẹp hay nghĩa rộng, ĐTN cho LĐNT bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

-Xây dựng hệ thống mạng lưới dạy nghề, những chủ thể của quá trình đào tạo nghề cho LĐNT.

-Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho ĐTN.

-Xây dựng các chương trình ĐTN (chương trình cụ thể theo từng nghề và nhóm nghề).

-Phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề.

đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 36 - 38)