Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 97 - 100)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và

học viên về sự cần thiết đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Biện pháp này giúp cho CBQL, GV, BCN, XV và học viên có ý thức đầy đủ về vị trắ, sự cần thiết cũng như mục đắch, nhiệm vụ của hoạt động ĐTN. Từ đó có ý thức tự giác, tắch cực thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và tập thể trong hoạt động ĐTN cho LĐNT tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

3.2.1.2. Nội dung của biên pháp

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò sự cần thiết của việc quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT. Muốn nâng cao chất lượng ĐTN cho LĐNT thì trước hết đội ngũ cán bộ quản lý cần nhận thức đúng đắn, rõ ràng, nhất quán về vai trò và sự cần thiết của việc ĐTN cho LĐNT cho giáo viên để đáp ứng với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Tạo sự thay đổi trong nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, sự cần thiết của việc ĐTN cho LĐNT: Giúp giáo viên hiểu rằng một người giáo viên giảng dạy nghề giỏi không chỉ cần có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn cần phải có năng lực thực hành nghề, phải tâm huyết với nghề, không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng bản thân. Đồng thời, tạo mọi điều kiện, cơ hội để giáo viên có thể tham gia các khóa bồi dưỡng kỹ năng thực hành ngh, động viên khắch lệ giáo viên tắch cực, chủ động trong việc tự bồi dưỡng. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, các buổi tọa đàm, thảo luận, qua đó tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho giáo viên về vai trò, sự cần thiết của việc ĐTN cho LĐNT.

Tạo sự thay đổi trong nhận thức của người học nghề. Giúp người hoc nghề không chỉ lĩnh hội được kiến thức từ trên lớp mà có thể áp dụng vào trong thực tế để lao động tạo ra sản phẩm, học viên phải có hứng thú trong học nghề. Thường xuyên nắm bắt thông tin về nhu cầu học nghề của người lao động địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho địa phương thật phù hợp đúng đối tượng.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Ban Giám đốc, BCN xây dựng qui trình quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dạy nghề và giảm chi phắ tối đa khi sử dụng. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các nội dung sau đây:

- Bàn giao thiết bị ĐTN cho GV, XV có chuyên môn phụ trách công tác thiết bị đào tạo nghề đó, nhiệm vụ của GV, XV chuyên môn là vừa bảo quản tốt thiết bị, vừa là người giáo viên trực tiếp thực hiện bài.

- Đối với thiết bị ĐTN được đầu tư mới trước khi nghiệm thu bàn giao cần chú trọng khâu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn, bồi dưỡng cho GV, XV biết cách khai thác, sử dụng các loại thiết bị.

- Giao tài sản phù hợp cho các tổ, bộ phận chuyên môn theo nhiệm vụ và mục đắch sử dụng. Cơ sở vật chất, công trình xây dựng cơ bản, trang thiết bị làm việc giao cho bộ phận hành chắnh trang thiết bị dùng chung các xưởng thực tập, máy móc thiết bị ĐTN, phòng học lý thuyết, thư viện giao cho tổ Hành chắnh Ờ Tổng hợp phụ trách.

- Thực hiện công tác lập hồ sơ, sổ theo dõi, kiểm kê, đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị theo đúng qui định của nhà nước; Giao cho bộ phận hành chắnh phối hợp với các tổ, bộ phận có liên quan thực hiện và báo cáo định kỳ theo quắ trình Giám đốc, BCN.

- Các máy móc, thiết bị lạc hậu hoặc không cần sử dụng, cần xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho thanh lý, nhượng bán để có kinh phắ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ đào tạo nghề.

- Tổ đào tạo nghề - Hướng nghiệp lập kế hoạch sử dụng trang thiết bị, nhu cầu vật tư và lịch giảng dạy theo từng phần học, từng nghề, chỉ đạo bố trắ trên kế hoạch ĐTN.

- Phối kết hợp với các trung tâm khác tổ chức các hội nghị, trao đổi kinh nghiệm sử dụng trang thiết bị, đặc biệt sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm vật tư, nhiên liệu, tạo ra phong trào sử dụng có hiệu quả trang thiết bị đào tạo nghề. Xây dựng các qui trình bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ từng loại tài sản như: Nhà cửa, xưởng thực hành, máy móc, trang thiết bị... Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho từng loại tài sản, máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn của nhà nước và thực tế sử dụng. Chỉ đạo các tổ có giáo viên dạy nghề kiểm kê đánh giá sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề theo năm học.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Cung ứng đầy đủ kịp thời vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy của giáo viên và thực hành của học viên.

Kịp thời cập nhật được các danh mục, trang thiết bị mà nhà sản xuất, nhà cung cấp đang có.

Xây dựng và ban hành văn bản qui định về quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 97 - 100)