CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 49)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO

TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.5.1. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Các cơ sở ĐTN cho LĐNT rất đa dạng, đó là: cơ sở ĐTN công lập, tư thục, cơ sở ĐTN tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông lâm

trường, vùng chuyên canh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở ĐTN tiểu thủ công mỹ nghệ.

Cần đẩy mạnh xã hội hóa ĐTN theo hướng khuyến khắch các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở ĐTN cho LĐNT: thu hút các cơ sở ĐTN tư thục, các cơ sở giáo dục (trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động ĐTN cho LĐNT.

Quy hoạch và thiết kế hệ thống mạng lưới cơ sở ĐTN theo từng cấp học, từng hình thức ĐTN tại từng địa phương là nội dung mang tắnh tiền đề. Xây dựng mạng lưới cơ sở ĐTN cho LĐNT trên cơ sở xem xét, đánh giá lại các tổ chức đã tham gia vào công tác ĐTN cho LĐNT trong thời gian qua trên tất cả các mặt, từ hệ thống trường lớp, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, các ngành nghề đang được đào tạo tại các cơ sở ĐTN, nội dung, tài liệu và phương pháp giảng dạy cho LĐNT để biết được cái gì đã được, cái gì chưa được cần bổ sung và hoàn thiện.

Hiện nay, mạng lưới các cơ sở ĐTN chủ yếu tập trung ở các khu vực đô thị, tuy nhiên LĐNT vừa là người lao động vừa là các chủ hộ, họ quan tâm nhiều đến công việc gia đình, do đó nên bố trắ các lớp học gần nơi ở của họ, để sau các buổi học họ có thể tham gia sinh hoạt với gia đình. Do vậy chú trọng phát triển hình thức ĐTN tại trung tâm học tập cộng đồng trên cơ sở lớp học trên đồng ruộng/ lớp học hiện trường.

1.5.2. Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề

Cơ sở vật chất và trang thiết bị ĐTN bao gồm: phòng học lý thuyết, xưởng thực hành cơ bản và thực tập sản xuất, thư viện, học liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, nhà ở cho học viên, khu làm việc cho cán bộ, giáo viên dạy nghề,..v.v. Kinh phắ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị thường là rất lớn, vì vậy cần có sự tham gia của các cấp quản lý

vĩ mô với các hoạt động quan trọng như: Quy hoạch hệ thống đào tạo nghề trên phương diện cơ sở vật chất, cấp vốn cho các trường, các cơ sở đào tạo nghề và giám sát quá trình thực hiện vốn. Tổng Cục dạy giáo dục nghề nghiệp là cơ quan đảm nhận vai trò này.

1.5.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

Để hoạt động ĐTN cho người lao động có kết quả cao cần có tắnh thực hành của các bài học và có các phương pháp dạy học cho ngừơi lớn tuổi. Do vậy đòi hỏi giáo viên dạy nghề ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng tay nghề thành thạo, cần có phương pháp giảng dạy phù hợp với người LĐNT.

Trước mắt, cần thực hiện chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề cho người lao động từ các giáo viên tiềm năng như cán bộ khuyến nông xã, phường; Cán bộ thú y, bảo vệ thực vật xã, phường; Cán bộ khuyến nông huyện, khuyến nông cơ sở hoặc lao động nông thôn giỏi.

Về lâu dài cân xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề cho người lao động, với các nội dung cần tập trung các chuyên đề kinh tế kỹ thuật nông nghiệp, mà các chuyên đề này là bài giảng ở lớp, xã, phường. Phương pháp sư phạm, phương pháp khuyến nông, tổ chức lớp học, phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển tài liệu.

1.5.4. Một số yếu tố khác

- Nguồn tài chắnh đầu tư cho công tác ĐTN cho LĐNT: Nguồn tài chắnh đầu tư công tác ĐTN có vị trắ hết sức quan trọng trong ĐTN. Nó ảnh hưởng đến chất lượng giáo viên cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở ĐTN, có tắnh chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các cơ sở ĐTN. Tài chắnh bao gồm các khoản chi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua săm trang thiết bị, chi phắ công tác quản lý, tiền lương và các hoạt động khác của các cơ sở ĐTN. Có thể thấy được ĐTN là hình thức đào tạo tốn

kém nên rất cần sự đầu tư đúng mức của chắnh phủ và hỗ trợ kinh phắ từ các nguồn khác.

- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ĐTN cho người lao động bị thu hồi đất. Chiến lược này thường đươc cụ thể hóa bằng quy hoach phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu quy hoạch kinh tế phát triển của địa phương có tắnh khả thi thì các dự án đầu tư cũng có điều kiện thực hiện thuận lợi và có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời việc giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo cũng được thuận lợi. Ngoài ra, nội dung chiên lược hay quy hoạch phát triển kinh tế - xã hôi địa phương cũng ảnh hưởng đến nội dung công tác ĐTN. Dẫn chứng đơn giản rằng, địa phương đang tập trung phát triển ngành nghề truyền thống hay tập trung phát triển dịch vụ thì đương nhiên nội dung đào tạo nghề cũng phải đi theo hướng này.

- Quá trình đô thị hóa Ờ công nghiệp hóa của địa phương: do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa nên đất đai của người dân bị thu hẹp, nhiều người dân bị mất đất mà khả năng tạo việc làm từ quá trình này còn nhiều han chế, đồng thời do người lao động nông thôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp không đáp ứng được yêu cầu công việc nên sức ép việc làm cho LĐNT ngày càng tăng do xu thế phát triển của xã hội, điều này tác động không nhỏ đến hoạt đông ĐTN cho LĐNT. Vì vậy, việc ĐTN cho các đối tượng lao động này là điều tất yếu.

- Trình độ của người lao động: với các nước phát triển, trình độ văn hoa, khoa học kỹ thuật,Ầ của lao động nông nghiệp , nông thôn thường rất thấp, do vậy khi tiến hành công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, xây dựng và phát triển các đô thị, phát triển các ngành phi nông nghiệp gắn với nền kinh tế hị trường, cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm của người lao động nông nghiệp ở các đô thị là rất khó khăn. Ngay cả trong sản xuất nông nghiệp ngày

nay, thời đại khoa học công nghệ, lao động nông nghiệp cũng đòi hỏi phải đươc đào tạo và đào tạo lại. Cùng với tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đặt ra những yêu cầu mới cho người lao động, đòi hỏi người lao động phải nâng cao trình độ, năng lực của mình. Nếu người lao động nông nghiệp nói riêng, người lao động trong các ngành nói chung không được đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu mới, thì tự ho sẽ mất đi cơ hội việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ rất khó khăn, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là không thể tránh khỏi.

-Xã hội hóa về đào tạo nghề: Nhận thức của xã hội về ĐTN tác đông mạnh đến công tác ĐTN, ảnh hưởng rõ rệt nhất của nó đến lượng học viên đầu vào cho các cơ sở dạy nghề. Do tâm lý ưa chuộng khoa bảng, bằng cấp của gia đình, người học nghề và xã hội nên công tác ĐTN hiện nay chưa được xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn. không ắt các gia đình coi vào đại học là con đường duy nhất để kiếm được nghề ổn đinh và xây dựng được cuộc sống tốt. Phần lớn các học sinh không muốn thi vào các trường dạy nghề, bởi vì không muốn làm lao động nông thôn hoặc không muốn làm việc tại nông thôn mà có xu hướng đổ xô ra thành phố học và làm việc. bên cạnh đó, những người lao động nông thôn cũng không muốn tham gia vào các lớp dạy nghề mở tại địa phương, vì họ bảo thủ cho rằng, với kinh nghiệm bao đời và kinh nghiêm vật nuôi, cây trồng họ vẫn có thể trực tiếp chăm bón và tham gia sản xuất và làm việc với năng suất cao mà không cần phải mất thời gian và tiền bạc học qua các lớp đào tạo nghề.

Nếu người lao động đánh giá đúng đắn hơn tầm quan trọng của việc học nghề thì lượng lao động tham gia học nghề sẽ chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với toàn bộ số lao động trên thị trường và sẽ có cơ cấu trẻ hơn, đa dạng hơn. Hơn nữa, nếu người lao động nhân thức được rằng giỏi nghề là một phất chất quý giá của mình, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định thì công

tác đào tạo nghề sẽ nhận được thêm nhiều nguồn lực hỗ trực cần thiết từ xã hội Khả năng tiếp nhận lao động sau khi đào tạo nghề của các doanh nghiệp: Hiện nay các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động qua ĐTN là rất lớn. Một trong những tiêu chắ để đánh giá hiệu quả của công tác ĐTN là tỷ lệ lao động có việc làm sau khi được đào tạo. Để đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động vào làm việc cũng có phần Ộkhắt kheỖ hơn trước. Vì vậy, trình độ cuả người lao động là mục tiêu hàng đầu của các nhà tuyển dụng, đây là cơ sở để các cơ sở ĐTN theo sát các doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu và nắm bắt thông tin để có những bước đi trong chương trình đào tạo nghề sao cho có hiệu quả nhất.

Tiểu kết chương 1

Hoạt động ĐTN cho LĐNT và quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT là vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Ở nước ta trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương xóa đói giảm nghèo, theo đó một trong những giải pháp thực hiện những chủ trương này đó là đẩy mạnh hoạt động ĐTN cho LĐNT được quan tâm đầu tư.

Chương 1 tác giả trình bày về cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT ở trung tâm GDNN Ờ GDTX cấp huyện. Trình bày khái quát lịch sử nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về vấn đề trên. Các khái niệm cơ bản như Ộhoạt động ĐTN cho LĐNT và quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNTỢ. Chương 1 cũng đã tường minh hóa nội dung lý luận về hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT ở trung tâm GDNN Ờ GDTX cấp huyện; Quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT ở trung tâm GDNN Ờ GDTX cấp huyện như lập kế hoạch, tổ chưc, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá; Luận văn cũng đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT ở trung tâm GDNN Ờ GDTX cấp huyện.

Như vậy, nội dung chương 1 tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết của đề tài, đảm bảo các yêu cầu tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT ở Trung tâm GDNN Ờ GDTX thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang được trình bày tại chương 2 của Luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ờ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THỊ XÃ LONG MỸ

TỈNH HẬU GIANG

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ờ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THỊ XÃ LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Hậu Giang

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên thị xã Long Mỹ

Thị xã Long Mỹ và các phường thuộc thị xã Long Mỹ được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 2015 theo Nghị quyết 933/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, trên cơ sở tách 2 thị trấn: Long Mỹ, Trà Lồng và 5 xã: Long Bình, Long Phú, Long Trị, Long Trị A, Tân Phú thuộc huyện Long Mỹ (cũ).

Thị xã Long Mỹ nằm hoàn toàn trong khoảng giữa vùng Tây sông Hậu, địa hình thấp và bằng phẳng, có hệ thống kênh rạch chằng chịt.

- Bắc giáp huyện Vị Thủy;

- Nam giáp huyện Mỹ Tú và thị xã Ngã Năm của tỉnh Sóc Trăng; - Tây giáp huyện Long Mỹ;

- Đông giáp huyện Phụng Hiệp.

Thị xã Long Mỹ có 14.400 ha diện tắch tự nhiên và khoảng 73.000 nhân khẩu, thị xã Long Mỹ có 9 đơn vị hành chắnh bao gồm 4 phường: Bình Thạnh, Thuận An, Trà Lồng, Vĩnh Tường và 5 xã: Long Bình, Long Phú, Long Trị, Long Trị A, Tân Phú.

Thị xã Long Mỹ có 1 tuyến Quốc lộ 61B từ ngã ba Vĩnh Tường (phường Vĩnh Tường) đi qua thị xã Long Mỹ đến thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng tới thị trấn Phú Lộc thuộc huyện Thạnh Trị tỉnh Sóc Trăng và đổ ra Quốc lộ 1A. Nội ô thị xã với các tuyến đường chắnh như: Trần Hưng Đạo, Cách Mạng Tháng Tám, Ba Tháng Hai, 30 Tháng Tư, Nguyễn HuệẦ

Hình 2.1. Bản đồ thị xã Long Mỹ

2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thị xã Long Mỹ

Từ khi chi tách đến nay, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được triển khai thực hiện đồng bộ và đạt hiệu quả tốt. Kinh tế tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất đạt khá và tăng nhanh; cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tắch cực; lĩnh vực văn hóa xã hội có tiến bộ; các chắnh sách an

sinh xã hội được thực hiện tốt, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên về vật chất lẫn tinh thần, an ninh chắnh trị được giữ vững, ổn định, công tác cải cách hành chắnh được quan tâm, dân chủ cơ sở được phát huy, bộ máy chắnh quyền các cấp được củng cố nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động đã góp phần thực hiện kinh tế - xã hội đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2016- 2018 là 2,5% (năm 2018 tăng trưởng đạt 6,6%);

- Xây dựng nông thôn mới: Tổng tiêu chắ thực hiện là 76/95 tiêu chắ, nâng chất là 68 tiêu chắ, thực hiện mới trong năm là 04 tiêu chắ gồm: Xã Long Trị 02 tiêu chắ (Tiêu chắ số 5; 6) nâng số tiêu chắ đạt 15/19; Xã Long Phú 01 tiêu chắ (Tiêu chắ số 5) nâng số tiêu chắ đạt 13/19; Xã Long Bình 01 tiêu chắ (Tiêu chắ số 15) nâng số tiêu chắ đạt 11/19; Xã Tân Phú đạt 10/19 tiêu chắ;

- Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2016 chiếm tỷ lệ 11.55%, đến cuối năm 2018 giảm còn 6,48%, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 35,19%, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực thành thị còn 4,23%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn còn 7,7%. Thị xã Long Mỹ có 85% dân số làm nông nghiệp, 15% dân số làm dịch vụ và các hoạt động khác.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, khó khăn cần tiếp tục quan tâm thực hiện: Công tác cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu cần có sự đột phá để phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm ổn định chưa đạt yêu cầu đề ra, tình hình thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, vốn đầu tư công chưa đáp ứng nhu cầu phát triển,...

2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển Trung tâm GDNN Ờ GDTX thị xã Long Mỹ

Trung tâm GDNN Ờ GDTX thị xã Long Mỹ được thành lập theo Quyết định số 1029 /QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Hậu Giang, thành lập trên cơ sở đổi tên Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Long Mỹ thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Ờ Giáo dục thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 49)