Biện pháp 4: Chỉ đạo cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 105 - 107)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp

và hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Khi định hướng các nghề cần đào tạo của địa phương và sự khảo sát nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn. Các cơ sở đào tạo nghề phải khảo sát doanh nghiệp cần đào tạo những nội dung gì sau đó cơ sở đào

tạo nghề phải phối hợp với doanh nghiệp để xây dựng nội dung chương trình cho phù hợp, các nội dung của nghề thật sự phù hợp với nhu cầu, với tình hình thực tiễn và hướng phát triển của xã hội để định hướng nghề học và tổ chức đào tạo cho lao động nông thôn. Như vậy, kết quả đạt được sẽ góp phần tăng hiệu quả đào tạo.

Ngày nay, nhu cầu của xã hội luôn luôn có sự thay đổi, do đó các cơ sở đào tạo nghề cũng phải không ngừng đổi mới nội dung cũng như chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của địa phươngẦĐặc biệt lưu ý đến việc xây dựng, cải tiến, hoàn chỉnh chương trình đào tạo đối với các nghề có nhu cầu và theo tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Khi xây dựng chương trình đào tạo CBQL phải giao nhiệm vụ của GV, XV phối hợp và hỏi ý kiến các doanh nghiệp trong địa phương và những vùng lân cận về chương trình sao khi đào tạo ra người lao động có thể đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động.

Lãnh đạo trung tâm cần tập trung rà soát tất cả các chương trình đào tạo hệ sơ cấp và hệ dưới 03 tháng của tất cả các nghề đang đào tạo, sau đó tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo, chương trình nào cần đổi mới giao nhiệm vụ cho từng tổ, bộ phận phụ trách trao đổi với một cơ sở ĐTN để góp ý, chỉnh sửa. Nghề nào cần phải cải tiến hoặc xây dựng lại chương trình đào tạo theo nhu cầu thực tế cần thời gian dài hơn, nội dung nhiều hơn cũng giao về các cơ sở đào tạo nghề có thế mạnh của nghề đó để xây dựng chương trình trên cơ sở phân tắch nghề theo phương pháp DACUM. Kinh phắ xây dựng chương trình lấy từ nguồn kinh phắ đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các chương trình này sau khi xây dựng cơ sở nào có nhu cầu có thể sử dụng mà không phải tốn thời gian và tiền của của từng đơn vị. Khi tiến hành xây dựng chương trình nên tập trung vào mục tiêu đào tạo để xây dựng chương trình ngắn gọn nhưng đầy đủ và chú ý đặc biệt đến đối tượng là LĐNT. Nhằm tạo

cho người học hứng thú hơn và tắch cực tham gia lớp học đầy đủ hơn và cũng đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay trên địa bàn thị xã Long Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 105 - 107)