Nội dung quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 44 - 48)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Ờ Giáo dục thường xuyên

1.4.2.1. Lập kế hoạch hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Việc lập kế hoạch trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp Ờ giáo dục thường xuyên nhằm xác định và hình thành mục tiêu đối với hoạt động này cho người học, xác định và đảm bảo chắc chắn về các nguồn lực phục vụ hoạt động đào tạo nghề cho học viên. Từ đó lựa chọn các phương án, biện pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế để tiến hành hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt kết quả tốt.

Trong quản lý hoạt động đào tạo nghề, Giám đốc trung tâm phải coi việc thực hiện tốt kế hoạch đề ra là biện pháp quan trọng nhất đảm bảo chất lượng của hoạt động này. Song, trong từng trường hợp nhất định, Giám đốc phải có sự chỉ đạo linh hoạt trong việc bổ sung hay điều chỉnh những nội dung cần thiết trong kế hoạch sao cho không làm thay đổi mục tiêu mà lại phù hợp tình hình thực tế để bản kế hoạch có tắnh khả thi cao. Nội dung chắnh của bản kế hoạch cần đề cập tới các vấn đề sau:

- Quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Nhiệm vụ đào tạo nghề của ngành Lao động tại địa phương;

- Tình hình và điều kiện thực tiễn của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Ờ Giáo dục thường xuyên.

Để lập bảng kế hoạch đạt giá trị khoa học tắnh khả thi đáp ứng thực tiễn của một tổ chức, người lập kế hoạch cần nắm vững các bước tiến hành xây dựng bảng kế hoạch:

Bước 1: Phân tắch, đánh giá thực trạng cơ sở đào tạo nghề

Bước 2: Xác định mục tiêu của cơ sở đào tạo nghề cần đạt trong tương lai.

Bước 3: Căn cứ vào mục tiêu để từ đó xác định nội dung, nhiệm vụ ĐTN cho LĐNT một cách cụ thể, chỉ ra cách thực hiện các mục tiêu và điều kiện thực hiện mục tiêu đó.

Bước 4: Lập kế hoạch chương trình hành động, như cụ thể hóa thời gian, địa điểm, phương pháp, hình thức, điều kiện thực từng nội dung của bảng kế hoạch.

Bước 5: Điều chỉnh kế hoạch (khi thấy cần thiết).

Nội dung lập kế hoạch hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm bao gồm: - Mục tiêu tiêu đào tạo nghề của trung tâm;

- Nguồn lực cho hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm;

- Nội dung, chương trình và hình thức thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm;

- Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm;

- Điều kiện phục vụ hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chức năng được tiến hành sau khi lập xong kế hoạch nhằm thực hiện những mục tiêu đào tạo được đưa ra trong kế hoạch. Nhờ đó tạo mối quan hệ giữa các bộ phận trong trung tâm và lãnh đạo trung tâm có thể điều phối các

nguồn lực phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn được tốt hơn.

Nội dung được lãnh đạo trung tâm tổ chức triển khai hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn như sau:

- Bố trắ, phân công đội ngũ giáo viên thực hiện các lớp đào tạo nghề. - Phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lý các lớp đào tạo nghề. - Triển khai các phương pháp tổ chức hoạt động đào tạo nghề tại địa phương. - Tổ chức hoạt động đào tạo nghề theo thời gian, theo loại h́nh của từng nhóm nghề.

- Tổ chức đánh giá kết quả của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chỉ đạo là chức năng thứ ba trong quá trình quản lý giáo dục, nó có vai trò cùng với chức năng tổ chức để thực hiện hóa các mục tiêu quản lý giáo dục đề ra.

Công tác chỉ đạo hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên gồm các nội dung sau:

- Chỉ đạo tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp thực hiện nội dung, chương trình đào tạo nghề: nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề, tập trung vào năng lực thực hành nghề và phù hợp với thực tiễn.

- Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, việc theo dõi chỉ đạo việc hoàn thiện các hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định. Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên. Đánh giá giáo viên thông qua học viên, đồng nghiệp và người quản lý.

- Chỉ đạo quản lý quá trình học tập tại lớp, thực hành ở xưởng và ở cơ sở sản xuất. Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tắch cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học viên. Khuyến khắch, động viên học viên phát huy các yếu tố tắch cực và khắc phục tiêu cực để vươn lên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Kiểm tra là một trong những chức năng quan trọng trong quá trình quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng, nó có nhiều vai trò trong việc giúp đối tượng quản lý hoàn thành các nhiệm vụ của tổ chức giao cho.

Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên xuyên gồm các bước sau:

- Xác định vấn đề cần kiểm tra, đánh giá: Xác định nội dung vấn đề; Xác định đối tượng kiểm tra, đánh giá.

- Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá: Xác định mục đắch kiểm tra, đánh giá; Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn; Xác định thời gian, địa điểm; Điều kiện vật chất.

- Chuẩn bị tiến hành kiểm tra, đánh giá: Xây dựng tiêu chắ kiểm tra, đánh giá; Xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá; Theo dõi, thu thập thông tin (trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá); Tập huấn cho các thành viên (nếu cần thiết); Dự thảo đề cương yêu cầu báo cáo kiểm tra, đánh giá; Thông báo cho đối tượng bị kiểm tra, đánh giá; Chuẩn bị các điều kiện khác.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 44 - 48)