Đặc điểm nông thôn và lao động nông thôn nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 33 - 35)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.3.2. Đặc điểm nông thôn và lao động nông thôn nước ta hiện nay

1.3.2.1. Đặc điểm nông thôn nước ta hiện nay

Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp.

Nông thôn Việt Nam có một số đặc điểm chủ yếu sau:

- Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc chung của cộng đồng dân cư, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu;

- Cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp so với thành thị (Do diện tắch rộng, việc tiếp cận về khoa học công nghệ chưa cao, mức đầu tư cho nông thôn không lớn);

- Trong một chừng mực nào đó thì tắnh dân chủ, tự do và công bằng xã hội thấp hơn thành thị;

- Thu nhập và đời sống của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói thì cao; - Nông thôn trải dài trên địa bàn rộng lớn nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

1.3.2.2. Lao động nông thôn ở nước ta hiện nay

Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm của các ngành khác. Vì vậy, lao động nông thôn cũng có những đặc điểm khác với lao động ở các ngành kinh tế khác, cụ thể biểu hiện ở các mặt sau:

-Lao động nông thôn mang tắnh thời vụ. Đây là đặc điểm, đặc thù không thể xóa bỏ được của lao động nông thôn. Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do: đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi chúng là những cơ thể sống trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau;

- Nguồn lao động nông thôn tăng về số lượng

+ Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho năm 2018, tổng dân số cả nước ước tắnh 94,66 triệu người, bao gồm dân số thành thị 33,63 triệu người, chiếm 35,5%; dân số nông thôn 61,03 triệu người, chiếm 64,5%; dân số nam 46,75 triệu người, chiếm 49,4%; dân số nữ 47,91 triệu người, chiếm 50,6%

+ Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 9 tháng năm 2018 là 55,2 triệu người, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 48,5 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tắnh là 2,2%, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tắnh là 1,46, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,63%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 1,86%.

- Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật

+ Nguồn lao động của nước ta đông về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới kinh tế về nông nghiệp sử dụng công nghệ 4.0 được xem là một trong những thế mạnh.

+ Riêng lao động nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước. Tuy vậy nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng do

trình độ chuyên môn của lao động thấp kỹ thuật lạc hậu. Do đó, để có một nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải có chắnh sách đào tạo bồi dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát triển đất nước.

-Về sức khoẻ. Sức khoẻ của người lao động nó liên quan đến lượng calo tối thiểu cung cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trường sống, môi trường làm việc, vv.... Nhìn chung lao động nước ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày chưa đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, sức khẻo của nguồn lao động cả nước nói chung và của nông thôn nói riêng là chưa tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 33 - 35)