Biện pháp 3: Đổi mới công tác tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 104 - 105)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới công tác tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho

lao động nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững

Thông qua kết quả điều tra, khảo sát, để góp phần nâng cao công tác tổ chức ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thị xã cần áp dụng một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT. Thị xã Long Mỹ cần phổ biến sâu rộng nhận thức tới các cấp, các ngành, xã hội và LĐNT về vai trò của ĐTN đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

Hai là, nâng cao chất lượng các cơ sở ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thị xã. Liên hệ chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề khác trên địa bàn thị xã và ngoài địa bàn thị xã để phát triển thành mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Đầu tư nâng cao năng lực cho các trung tâm đào tạo nghề cho LĐNT. Phát triển, bồi dưỡng giáo viên đào tạo nghề đủ về cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề.

Hoàn thiện chương trình đào tạo nghề đảm bảo bám sát với yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với kỹ thuật, công nghệ mới, trình độ quản lý trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Ba là, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của cơ quan Nhà nước các cấp. Rà soát hoàn chỉnh và nghiên cứu ban hành các chắnh sách của thành phố, của thị xã phù hợp hơn so với chắnh sách chung của quốc gia. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đào tạo nghề của cơ quan quản lý các cấp. Tăng cường sự phối hợp trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn thị xã. Đồng bộ các cơ chế, chắnh sách, kế hoạch về ĐTN cho lao động nông thôn cho các xã, huyện, tỉnh thành của các sở, ngành. Thống nhất cơ chế quản lý, kinh phắ phân bổ, quy trình đào tạo nghề, đối tượng học nghề để tập trung nguồn lực, tránh chồng chéo lãng phắ.

Bốn là, tăng cường các hình thức hỗ trợ cho LĐNT sau đào tạo nghề. Xây dựng các mối liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thị xã. Tăng cường các ký kết các hợp đồng nhận học viên sau khi đào tạo nghề từ hệ thống các cơ sở kinh doanh trong huyện. Tăng cường với các hộ gia đình, tổ chức, cơ sở kinh doanh, công ty, doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng 3 bên liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thị xã. Tăng cường các ký kết các hợp đồng nhận học viên sau khi đào tạo nghề từ hệ thống các cơ sở kinh doanh trong huyện. Tăng cường với các hộ gia đình, tổ chức, cơ sở kinh doanh, công ty, doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng 3 bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)