Biện pháp 2: Bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trung tâm về kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 100 - 104)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trung tâm về kỹ năng

lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trung tâm về kỹ năng lập kế hoạch ĐTN cho LĐNT đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới gồm một số nội dung: Quy hoạch Bộ phận chuyên môn; quản lý bộ phận chuyên môn, qui hoạch những giáo viên có kinh nghiệm, ngoài những ỵêu cầu về phẩm chất đạo đức, phải có khả năng quản lý và năng lực hoạt động ĐTN cho LĐNT và được tập thể tắn nhiệm.

Khi lập qui hoạch phát triển đội ngũ bộ phận chuyên môn thì CBQL cần hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ tổ chuyên môn đủ về số lượng; đồng bộ về cơ cấu (tuổi đời, tuổi nghề và giới); đảm bảo về phẩm chất và năng lực.

Qui hoạch đề ra xác định rõ mục đắch, mục tiêu đối với thành tựu tương lai phát triển đội ngũ Tổ chuyên môn và những biện pháp, cách thức chủ yếu để đạt được mục đắch, mục tiêu đề ra.

Bồi dưỡng năng lực quản lý đội ngũ CBQL hoạt động ĐTN cho LĐNT của trung tâm nhằm giúp cho Giám đốc có những tầm nhìn và hiểu biết sâu sắc về vai trò quản lý của hoạt động ĐTN cho LĐNT để từ đó bộ phận chuyên môn nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của mình.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Để làm tốt bồi dưỡng năng lực lập qui hoạch phát triển đội ngũ bộ phận chuyên môn của CBQL của trung tâm, trước tiên CBQL cần quan tâm kế hoạch lâu dài và cụ thể về bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý cho các giáo viên sẽ là đội ngũ kế thừa cho các bộ phận chuyên môn, đặc biệt là các GV trẻ. Qui hoạch đào tạo bồi dưỡng sẽ mang tắnh khả thi cao nếu căn cứ vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của ngành như bồi dưỡng thường xuyên theo chuyên đề hoặc modul định trước, chẳng hạn chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề về công tác quản lý chuyên môn, ... do Sở LĐTBXH tổ chức, hoặc cử GV trong nguồn tham gia các khoá bồi dưỡng về CBQL của về hoạt động ĐTN.

Quy hoạch hiểu theo nghĩa chung đó là sự dự tắnh, định liệu một cách cụ thể công việc sẽ tiến hành để đạt được kết quả tốt nhất. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên thực chất một việc làm khoa học, là sự hoạch định đội ngũ từ việc tuyển chọn, sắp xếp, bố trắ, đào tạo, bồi dưỡng,Ầtheo một trình tự hợp lý được thực hiện trong khoảng không gian và thời gian nhất định với các nguồn lực, mục tiêu và điều kiện cụ thể.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

a. Hoàn thiện đội ngũ bộ phận chuyên môn của trung tâm

Giám đốc tiến hành rà soát lại đội ngũ bộ phận chuyên môn trong trung tâm, đánh giá các mặt mạnh, mặt hạn chế của đội ngũ này so với yêu cầu thực tiễn. Từ đó kiện toàn đội ngũ đủ về số lýợng, đồng bộ về cõ cấu, thành phần phù hợp mục tiêu và yêu cầu vị trắ, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của chuyên môn dự kiến phụ trách.

Giám đốc chú trọng xem xét chọn những GV có đủ phẩm chất đạo đức và nãng lực chuyên môn và có uy tắn với đồng nghiệp để đưa vào diện qui hoạch phụ trách chuyên môn, để họ tiếp tục phát huy phẩm chất, nãng lực, đáp ứng yêu cầu là đội ngũ phụ trách chuyên môn kế cận sẵn sàng và tin cậy cao.

Giám đốc nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quy hoạch phát triển đội ngũ bộ phận chuyên môn ở trung tâm. Căn cứ để xây dựng kế hoạch qui hoạch đội ngũ quản lý chuyên môn phải dựa vào định hướng phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng 2030 của UBND thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, còn dựa vào kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ QLCM của trung tâm GDNN Ờ GDTX thị xã Long Mỹ về qui mô, số lượng, cơ cấu của đội ngũ.Trên cơ sở đó, GĐ thành lập tổ xây dựng kế hoạch, tiến hành xây dựng kế hoạch trung hạn hay dài hạn cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu đội ngũ GV ở hai Bộ phân GDNN và GDTX, đồng thời chủ động, rà soát đội ngũ đảm bảo đào tạo cho cân đối, hài hòa giữa các bộ môn. Kế hoạch sơ bộ sau khi được xây dựng, đưa ra tập thể bàn bạc, đóng góp ý kiến, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch, sau đó Giám đốc trình cấp trên phê duyệt, triển khai và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, do tình hình đội ngũ ở các trường thiếu ổn định, thuyên chuyển GV diễn ra hằng năm, đặc biệt cũng có trường diễn ra luân chuyển đội ngũ cốt cán, cho nên khi lập kế hoạch quản lý đội ngũ quản lý chuyên môn cần chú ý để tránh hiện tượng dao động tâm ý, xáo trộn

hoạt động.

Giám đốc cần thực hiện kiểm tra định kỳ các giáo viên thuộc diện quy hoạch, nội dung kiểm tra dựa vào các tiêu chắ về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, qua kiểm tra Giám đốc sẽ nắm được những mặt mạnh, những hạn chế của GV cũng như nhìn thấy được chiều hướng phát triển của họ để từ đó tiếp tục bồi dưỡng, đánh giá đội ngũ này để tạo nguồn chất lượng trong bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó trong tương lai.

b. Bồi dưỡng nãng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý cho đội ngũ quản lý chuyên môn

Trung tâm quan tâm đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng đội ngũ quản lý chuyên môn những chủ đề về quản lý và lãnh đạo. Từ đó giúp đội ngũ quản lý chuyên môn phát triển nãng lực lãnh đạo, quản lý, tắch cực đổi mới sinh hoạt tổ, sao cho có hiệu quả. Hơn nữa mỗi cãn bộ quản lỹ chuyên môn phải ý thức là người gương mẫu đi đầu trong đổi mới phýơng pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá HV.

Đồng thời, Giám đốc cần tạo điều kiện, xây dựng môi trường làm việc tắch cực cho đội ngũ quản lý chuyên mộ nhằm khõi dậy tiềm nãng, động cõ làm việc của Bộ phận chuyên môn để trong quá trình sinh hoạt chuyên môn và quản lý bộ phận chuyên môn luôn có bầu khắ nhiệt thành nhiệt tình công tác, tạo ra hiệu quả, kết quả giáo dục cao hơn.

Giám đốc cần hỗ trợ xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các GV trong tổ, giữa các tổ trưởng, giữa các GV trong trườngẦmỗi cán bộ quản lý chuyên môn phải là tấm gương sáng về tự học, tự bồi dưỡng, từ phong cách làm việc đến phẩm chất đạo đức, nãng lực chuyên môn, kỹ nãng giao tiếp, ứng xử trước HV, cha mẹ HV và đồng nghiệp.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn trước hết phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Thông tư số 39/2015/TTLT- BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ LĐTBXH, GD&ĐT và BNV.

- Hoàn thiện bộ máy nhân sự CBQL, GV, nhân viên trong trường và xây dựng sự đồng thuận cao của Hội đồng sư phạm trường;

- Nâng cao trách nhiệm, ý thức tự học, tự bồi dưỡng là điều kiện nâng cao nãng lực thực hiện nhiệm vụ qui hoạch đội ngũ quản lý chuyên môn của Giám đốc;

- Phân bổ kinh phắ và các điều kiện vật chất hợp lý, xây dựng cơ chế làm việc của từng nhóm, dự kiến về nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, thời gian đảm bảo hoàn thành kế hoạch. Hiệu trưởng ra các quyết định để giúp các cá nhân có cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo các hoạt động của nhà trường diễn ra phù hợp với qui hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 100 - 104)