Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 26 - 30)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.2.2. Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.2.2.1. Quản lý

Theo Harold Koontz [24]: ỘQuản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đắch của nhóm (tổ chức) với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ắt nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là một khoa họcỢ.

Theo M.I.Konđacôp [25]: ỘQuản lý xã hội một cách khoa học không phải là cái gì khác mà chắnh là việc tác động một cách hợp lý đến hệ thống xã hội, làm cho hệ thống đó phù hợp với những quy luật vốn có của nóỢ.

Các hoạt động quản lý được hình thành và phát triển song song với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Trong xã hội nguyên thuỷ, con người đã biết quản lý những sản phẩm do mình làm ra như bảo quản hoa quả thu lượm, thú rừng săn được. Trong xã hội phong kiến, triết lý ỘĐức trịỢ của

Khổng Tử, ỘPháp trịỢ của Hàn Phi Tử là những đặc trưng của các phong cách quản lý. Tuy nhiên, quản lý thực sự trở thành môn khoa học nghiên cứu khi F.W Taylor phát triển học thuyết về lĩnh vực này.

Đối tượng quản lý rất rộng, không chỉ liên quan đến quản lý con người, mà còn liên quan đến nhiều đối tượng như: nguồn tài nguyên, tài chắnh, thời gian, sự thay đổi.

Tác giả Nguyễn Bá Dương quan niệm: ỘHoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách tắch cực giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý qua con đường tổ chức, là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hộiỢ.

Theo tác giả Nguyễn Văn Bình [14]: ỘQuản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khácỢ.

Theo Nguyễn Quốc Chắ và Nguyễn Thị Mỹ Lộc [15], hoạt động quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đắch của chủ thể quản lý (người quản lý) lên khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đắch của tổ chức...

Quản lý được coi là một công việc mà một người lãnh đạo cần phải học suốt đời và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu. Quản lý được giải thắch như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ. Đó là sự chỉ đạo điều khiển, điều hành kiểm tra, điều chỉnh của những người đứng đầu một tổ chức hay một nhóm.

Trong quá trình quản lý, chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp để điều khiển đối tượng quản lý thông qua công cụ quản lý nhằm hướng tới một kết quả tốt nhất để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Ngoài việc chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong, trong quá trình quản lý chủ thể quản lý có thể

chịu tác động rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài (khách thể quản lý) làm ảnh hưởng đến kết quả của mục tiêu đề ra.

Sơ đồ 1.1. thể hiện các yếu tố của quá trình quản lý

Từ những quan niệm nêu trên có thể hiểu ỘQuản lýỢ: là quá trình tác động có định hướng, có mục đắch của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (đối tượng quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục tiêu đề ra.

1.2.2.2. Chức năng quản lý

Theo các công trình nghiên cứu về kế hoạch khoa học quản lý trong những năm gần đây đã đưa đến một kết luận tương đối thống nhất về 4 chức năng quản lý. Đó là: Chức năng kế hoạch hoá, chức năng tổ chức, chức năng lãnh đạo, chức năng kiểm tra.

a. Chức năng kế hoạch hóa: là hoạch định các công việc cần thực hiện một cách chủ động và khoa học. Kế hoạch hóa là chức năng đầu tiên, giúp trù liệu cho việc thực hiện đạt kết quả tốt. Kế hoạch hoá là chức năng quan trọng nhất của việc lãnh đạo, soạn thảo và thông qua những quyết định quản lý quan trọng nhất. Kế hoạch hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý và bị quản lý trong một tổ chức.

b. Chức năng tổ chức: là thiết kế cơ cấu, phương thức và quyền hạn hoạt động của các bộ phận (cơ quan) quản lý giáo dục sao cho phù hợp với

Chủ thể QL ĐT QL P. Pháp QL Công cụ QL Khách thể QL Mục tiêu QL

mục tiêu của tổ chức. Đây là chức năng phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành và sức mạnh của tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của quản lý. Có thể nói tổ chức là một công cụ. Nhiệm vụ của nó càng chuyên sâu thì khả năng hoạt động có hiệu quả càng cao. Sản phẩm của một tổ chức chỉ tồn tại bên ngoài nó. Một tổ chức phải có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng như quy chế, quy định, nội quyẦvà coi đây là điều kiện để tổ chức hoạt động có hiệu quả. Tổ chức giáo dục phải có sự bình đẳng trong quan hệ.

c. Chức năng lãnh đạo: đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý. Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều khiển, chỉ đạo cho hệ thống hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Người điều kiện hệ thống phải là người có tri thức, có kĩ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định. Quyết định là công cụ chắnh để điều khiển hệ thống. Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một phương án tối ưu trong số những phương án khác. Việc ra quyết định quyết định xuyên suốt trong quá trình quản lắ, từ việc lập kế hoạch, xây dựng tổ chức cho đến việc kiểm tra đánh giá.

d. Chức năng kiểm tra: là chức năng rất quan trọng nhất của quản lý. Không có kiểm tra sẽ không có quản lý. Kiểm tra là chức năng xuyên suốt trong quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý. Kiểm tra là hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định.

Kiểm tra là một quá trình thường xuyên để phát hiện sai phạm, uốn nắn, giáo dục và ngăn chặn, xử lắ. Mục đắch của kiểm tra là xem xét hoạt động của cá nhân và tập thể có phù hợp với nhiệm vụ hay không và tìm ra ưu nhược điểm, nguyên nhân. Qua kiểm tra người quản lắ cũng thấy được sự phù hợp giữa thực tế, nguồn lực và thời gian, phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề đặt ra.

1.2.2.3. Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Từ những khái niệm trên, tác giả đề tài hiểu ỘQuản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thônỢ là quá trình nhà quản lý thực hiện kế hoạch hoạt động đào tạo nghề, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo nghề,Ầv.v, nhằm đạt được mục tiêu đào tạo nghề cho lực lượng lao động tại nông thôn của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 26 - 30)