Vai trò và mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 35 - 36)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.3.3. Vai trò và mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trung

tâm Giáo dục nghề nghiệp Ờ Giáo dục thường xuyên cấp huyện

1.3.3.1. Về vai trò

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giữ vai trò rất quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, giúp cho lao động nông thôn có tay nghề và việc làm thiết thực góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lao động nông thôn nhàn rỗi do không có nghề; một số do không thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc do thi trượt, hoàn cảnh không thể có khả năng thi tiếp; một số khác là bộ đội xuất ngũ trở về địa phương, LĐNT thuộc diện được hưởng chắnh sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác. Đối với những lao động nông thôn có trình độ văn hóa thấp thì học nghề là biện pháp duy nhất để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, tay nghề cho người lao động vì họ không thể đáp ứng được các yêu cầu của giáo dục chuyên nghiệp.

1.3.3.2. Về mục tiêu

Đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05

tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X chỉ rỏ phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ LĐNT qua đào tạo đạt trên 50%, đảm bảo phát triển hài hòa thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn.

Theo đề án 1956 của Thủ tướng Chắnh phủ mục tiêu của đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thắch ứng với môi trường làm việc theo hướng hiện đại; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 35 - 36)