Phương pháp và hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 38 - 39)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.3.5. Phương pháp và hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở

trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Ờ Giáo dục thường xuyên cấp huyện

1.3.5.1. Về phương pháp đào tạo nghề

Về phương pháp ĐTN cho LĐNT tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Ờ Giáo dục thường xuyên cấp huyện phổ biến áp dụng một số phương pháp sau đây:

-Phương pháp thuyết trình;

-Phương pháp trực quan;

-Phương pháp làm mẫu;

-Phương pháp luyện tập.

Nhằm trang bị cho học viên kiến thức về lý thuyết, kỹ năng thực hành khi tham gia học nghề cho LĐNT như nghề: chăn nuôi thú y, trồng cây có múi, trồng nấm rơm,.. yêu cầu người giáo viên dạy nghề sử dụng phương pháp thuyết trình, kết hợp các phương pháp khác để giảng dạy.

Các tiết dạy thực hành tại vườn hoặc tại các xưởng thực hành, các trang trại thì giáo viên phải sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp làm mẫu cho học viên. Ngoài ra phải áp dụng thường xuyên phương pháp luyện tập, kết hợp cầm tay chỉ việc cho người học vì đối tượng của chúng ta ở đây đa phần là nông dân lao động nông thôn.

Các nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp như: may công nghiệp, điện dân dụng, kỹ thuật xây dựng, đan dây nhựa, giáo viên thường sử dụng cách dạy tắch hợp (dạy lý thuyết gần như song song với thực hành) nhắm làm cho người học dễ tiếp thu bài học.

1.3.5.2. Về hình thức đào tạo nghề

+ Dạy kiến thức lý thuyết trên lớp sau đó xuống điểm thực hành (tại trung tâm hoặc tại Trung tâm học tập cộng đồng của xã, thị trấn hoặc tại vườn của hộ dân) để thực hành.

+ Vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hành (dạy tắch hợp) tại xưởng thực hành của trung tâm.

+ Dạy lý thuyết (tại trung tâm hoặc tại Trung tâm học tập cộng đồng của xã, thị trấn) sau đó xuống doanh nghiệp để thực hành.

Nét đặc thù của hoạt động ĐTN cho LĐNT được thực hiện ở tại các xã, thị trấn trong huyện, phải phân công đội ngũ giáo viên về tận nơi để giảng dạy và phải thuê địa điểm ở các Trung tâm học tập cộng đồng để dạy lý thuyết và thực hành cho học viên.

Đối với các giờ học thực hành tùy vào từng nghề theo đó có thể tổ chức thành lớp học, vắ dụ: nghề: Trồng cây có múi thì thực hành tại vườn, nghề May công nghiệp tổ chưc tại xưởng thực hành, nghề chăn nuôi thực hành tại trang trạiẦ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 38 - 39)