9. Cấu trúc của Luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hóa đào tạo nghề cho
cho lao động nông thôn
Cần thúc đẩy ĐTN cho LĐNT theo phương châm xã hội hóa với vai trò chủ đạo và giám sát của Nhà nước và xác định rõ trách nhiệm của chắnh quyền địa phương.
- Nhà nước rất khó bảo đảm được sự đa dạng của các hình thức ĐTN cho LĐNT. Do đó, phải có sự kết hợp các hình thức xã hội hóa, như ỘNhà nước và nhân dân cùng làmỢ, ỘNhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng làmỢ, ỘNhà nước và tổ chức xã hội cùng làmỢẦ Từ đó, sẽ hình thành những mô hình ĐTN cụ thể, phù hợp.
- Trong quá trình thúc đẩy công tác ĐTN nghề theo phương châm xã hội hóa, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước chỉ được phát huy khi các cơ sở đào tạo được thụ hưởng quyền tự chủ. Có như vậy mới phát huy hết sức mạnh của các doanh nghiệp và người học nghề.
- Để hoạt động ĐTN cho LĐNT đạt hiệu quả, các ngành chức năng ở địa phương (cấp tỉnh) cần phối hợp với các doanh nghiệp tại mỗi vùng, mỗi địa phương; hoặc tốt nhất là thúc đẩy chắnh quyền các địa phương chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh và các doanh nghiệp đóng tại các xã, huyện, thị trấn, tổ chức ĐTN cho LĐNT gắn với khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư,Ầ Sự phối hợp này càng chặt chẽ, nhịp nhàng thì công tác ĐTN cho LĐNT càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển tại địa phương và nhu cầu của người học nghề. Có thể có các giải pháp về hình thức phối hợp sau:
+ Cơ quan quản lý nước (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh) phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo; phối hợp với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tổ chức ĐTN tại các cơ sở của doanh nghiệp; phối hợp với các tổ chức chắnh trị - xã hội hay xã hội - nghề nghiệp (nông dân, công đoàn, thanh niên, phụ nữẦ) tổ chức ĐTN nghề có tắnh đại trà tại các địa phương;...vv.
+ Liên kết cơ sở đào tạo, cơ sở cung ứng lao động và cơ sở tuyển dụng lao động để đào tạo nghề. Đây là giải pháp có tắnh xã hội hóa, nhằm hướng vào những lao động và doanh nghiệp ở nông thôn có nhu cầu ĐTN cho mình và cho những người khác. Sự liên kết giữa họ với các cơ sở ĐTN sẽ thúc đẩy hình thành mạng lưới các điểm ĐTN theo hướng chắnh quy và bảo đảm Ộđầu raỢ của công tác đào tạo. Một mặt, tiến hành liên kết ỘBa nhàỢ (Cơ sở ĐTN, cơ sở cung ứng lao động và cơ sở tuyển dụng lao động) trong việc ĐTN mới hoặc đào tạo lại đối với những người đã qua đào tạo, nhằm thoả măn nhu cầu nguồn lao động có chất lượng cao của các cơ sở tuyển dụng. Thông qua đó, bảo đảm công tác đào tạo gắn với tuyển dụng, với yêu cầu lao động thực tế tại các doanh nghiệp.
+ Mặt khác, cần khuyến khắch hoặc có chắnh sách hỗ trợ cho hoạt động ĐTN, vắ dụ: miễn hoặc giảm thuế, để các doanh nghiệp, các làng nghề dành ngân sách cho việc đào tạo, bồi dưỡng lao động trẻ có năng lực tại chỗ thay vì tuyển dụng từ bên ngoài vừa tốn kém vừa không ổn định.