Đảm bảo tính kế thừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 88)

Kế thừa chính là sự tiếp nối giữa quá khứ (cái đã làm) - hiện tại (đang tiến hành) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lí).

Hệ thống các biện pháp quản lí trình bày cần phải đảm bảo được tính kế thừa nghĩa là biện pháp này là tiền đề, là cơ sở của biện pháp khác, tạo thành một chuỗi biện pháp liên hoàn, có mối quan hệ biện chứng và bổ sung cho nhau. Việc kế thừa này có thể hiểu là hoặc áp dụng toàn bộ biện pháp cũ; hoặc chỉ là phát huy những ưu điểm của một vài hoạt động trong các biện pháp đó, tránh phủ toàn bộ và tạo ra hệ thống mới hoàn toàn như vậy sẽ không có nền tảng, thực trạng của biện pháp cũ để làm căn cứ.

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lí yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lí trong chỉ đạo thực tiễn quản lí phải thấy được những điểm mới, điểm hay trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lí cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải đảm bảo tính thời điểm và phù hợp với thực tiễn quản lí giáo dục. Làm được và quán triệt được những điều này trong nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lí có cái nhìn liên kết, biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lí tránh được tình trạng siêu hình. Bởi vì, trên thực tế, các biện pháp phát triển ĐNGV không được thực hiện một cách tuần tự, mà nó có thể đan xen, thay đổi trật tự… Vì vậy, đòi hỏi người quản lí phải nắm chắc được ưu điểm, nhược điểm của từng biện pháp đã sử dụng trước kia, để từ đó có thể xây dựng các biện pháp quản lí mới nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục các hạn chế đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)