thành phố Cần Thơ
2.3.4.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Hàng năm việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên là việc làm thường xuyên của các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông, đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non đánh giá sát với thực tế của nhà trường theo các tiêu chí chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đã quy định, kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Bảng 2.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá của 260 cán bộ và giáo viên đánh giá về phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống – kiến thức – kĩ năng sư phạm của giáo viên mầm non
Nội dung khảo sát
(Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT)
Kết quả đánh giá
Tốt Khá Trung
bình Chưa đạt
SL % SL % SL % SL %
1. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống 223 85.6 37 14.4 0 0 0 0
2. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức 198 76.2 27 10.4 35 13.4 0 0
3. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kĩ năng
55
a. Về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Bất cứ nghề nào cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, nghề dạy học được đánh giá là một nghề cao quý trong tất cả các nghề cao quý nên được xã hội đặt yêu cầu giá là một nghề cao quý trong tất cả các nghề cao quý nên được xã hội đặt yêu cầu cao hơn về đạo đức, đạo đức nhà giáo là thước đo giá trị con người của mỗi thầy cô giáo. Bác Hồ đã dạy: “Muốn cho học sinh có đạo đức thì giáo viên phải có đạo đức”. Qua số liệu thu được từ điều tra thực tế tại các nhà trường về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của ĐNGV mầm non, nhìn chung đều được các giáo viên xác định đó cái cốt lõi, rất quan trọng và cần thiết đối với hoạt động nghề nghiệp của bản thân, họ luôn giữ vững lập trường, quan điểm cách mạng vững vàng, chấp hành tốt mọi chính sách của nhà nước, quy định của pháp luật, các quy định của ngành và của nhà trường.có ý thức phấn đấu rèn luyện, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để không ngừng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục; cụ thể, có 85, 6% GV được đánh giá ở mức độ tốt; 14.4 GV được đánh giá ở mức độ khá, mặc dù cuộc sống đang diễn ra với nhiều hình thái và tác động khác nhau của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, khi mọi thứ đều được “quy đổi”, khi phát sinh những quan niệm chưa đầy đủ về thuật ngữ “dịch vụ giáo dục”, “chạy theo thành tích” của các nhà trường. Song, qua số liệu thống kê và thực tế cho thấy vẫn còn số lượng ít giáo viên hạn chế trong nhận thức, chưa thật sự xem trọng cũng như chưa quan tâm đến công tác chính trị - tư tưởng, đạo đức và lối sống. Đây có thể sẽ là những nhân tố có tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của nhà trường, do đó các nhà trường cần chú trọng, quan tâm và có biện pháp khắc phục sớm để việc giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ không bị chệch hướng.
b. Về lĩnh vực kiến thức
Từ số liệu thống kê qua điều tra về lĩnh vực kiến thức của đội ngũ giáo viên các trường mầm non trong quận cho thấy: Với tỉ lệ khoảng 76.2 % giáo viên được đánh giá về kiến thức chuyên môn đối với yêu cầu giáo dục hiện nay nói chung và của các nhà trường mầm non nói riêng là đáp ứng được (mức độ đánh giá là tốt và khá), hầu hết các giáo viên đều nắm vững các kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non, kiến thức về nuôi dạy, giáo dục trẻ và kiến thức phổ thông liên quan đến giáo dục mầm non. Tuy nhiên, vẫn còn số giáo viên dù được đào tạo, bồi dưỡng thường
56
xuyên, tự bồi dưỡng thông qua nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngành đề ra, với tỉ lệ 13.4% giáo viên chưa nắm bắt hết các kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non và các kiến thức có liên quan, giảng dạy còn hời hợt, tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa quan tâm đến tình hình chung của xã hội, của ngành... đây cũng là một khó khăn trở ngại trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cũng như giúp hình thành kĩ năng sống cho trẻ.
Như vậy, với khả năng kiến thức hiện có của ĐNGV mầm non hiện nay là một sự phấn đấu không ngừng của từng cá nhân trong đội ngũ đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của cấp học mầm non. Tuy nhiên lãnh đạo các cấp cần quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn để các giáo viên nắm vững và thực hiện tốt các nền tảng kiến thức cơ bản góp phần hoàn thành công tác phát triển giáo dục trong tương lai.
c. Về lĩnh vực kĩ năng sư phạm
Kĩ năng sư phạm là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với người giáo viên, từ những kĩ năng nghề nghiệp được rèn luyện tích cực sẽ trở thành những kĩ xảo tuyệt vời, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của mỗi GV. Với kết quả thu được (bảng 2.8) ta nhận thấy: Hầu hết đội ngũ giáo viên mầm non nắm vững các kĩ năng sư phạm, với tỉ lệ 59.4% được đánh giá tốt và 36.6% được đánh giá khá. Nhờ nắm vững các kĩ năng: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học và các kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong giáo dục mầm non nên ĐNGV mầm non trong những năm qua đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục mầm non của quận. Bên cạnh đó, với 16% GV được đánh giá ở mức độ trung bình trong lĩnh vực kĩ năng là vấn đề mà các nhà trường cần phải chú ý đặc biệt trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho ĐNGV mầm non, với tỉ lệ 86.6 % giáo viên có đánh giá về lĩnh vực kiến thức ở mức độ là khá và tốt nhưng hạn chế về mặt các kĩ năng sư phạm (chủ yếu là hạn chế về kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ và kĩ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng). Việc chưa nắm vững các kĩ năng sư phạm là một hạn chế lớn của đội ngũ hiện nay, tình trạng này là một yếu tố làm cho chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục mầm non trong những năm qua phát triển chưa như mục tiêu đề ra.
57
2.3.4.2. Về bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ
Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là những khâu trọng yếu trong phát triển đội ngũ giáo viên mầm non. Vì vậy, những người được trưng cầu ý kiến đã có sự đánh giá rất nghiêm túc về vấn đề này. Điều đó được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 2.8.Thực trạng về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm
non các trường MN quận Ninh Kiều.
STT Nội dung khảo sát
Kết quả đánh giá
Tốt Khá TB Chưa đạt
SL % SL % SL % SL %
1 Bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn 148 57 63 24.3 27 10.4 22 8,3
2 Bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm 159 61 47 18.2 54 20.8 0
3 Bồi dưỡng trình độ lí
luận chính trị 153 59 107 41 0 0
4 Bồi dưỡng phương pháp
luận, NCKH 47 18 78 29.9 83 32.1 52 20
5 Bồi dưỡng quản lí hành
chính nhà nước 0 0 0 0
6 Bồi dưỡng về ngoại ngữ 29 11 136 52.3 95 36.7 0
7 Bồi dưỡng về tin học 187 72 72 27,7 1 0.3
8 Bồi dưỡng về nghiệp vụ
quản lí 83 32 112 43 64 24.6 1 0.4
9 Bồi dưỡng nâng cao trình
độ (Cao đẳng, đại học, thạc sĩ)
250 96 10 4 0 0
10 Bồi dưỡng đạt chuẩn
quốc gia, quốc tế 0 0 0 0 0 0 0
(Nguồn khảo sát thực tế từ các đơn vị trường mầm non trong quận Ninh Kiều)
Trên 10 tiêu chí khảo sát (bảng 2.8), cho thấy: Một số tiêu chí được đánh giá cao và quan tâm thực hiện: tiêu chí về bồi dưỡng chuyên môn được thực hiện đều tay, ở mức độ tốt đạt tỉ lệ 57%; tiêu chí về bồi dưỡng nghiệp vụ, ở mức độ tốt đạt
58
61%; Bồi dưỡng về tin học, ở mức độ tốt đạt tỉ lệ 72 %; Bồi dưỡng nâng cao trình độ, ở mức độ rất tốt đạt tỉ lệ 96%. Đây thực sự là tín hiệu rất khả quan, cho thấy ĐNGV mầm non tập trung nhiều nhất cho chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ cho hoạt động giảng dạy, vì thế khi xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV mầm non cần triệt để khai thác những lợi thế này. Bên cạnh đó, các nội dung bồi dưỡng khác thì chưa được quan tâm, có 2 nội dung bồi dưỡng còn đang bỏ ngỏ. Người giáo viên ngoài có kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, thông thạo về tin học thì đòi hỏi phải có các kiến thức phổ thông về quản lí, về lí luận và thực tiễn, ngoại ngữ để làm hành trang trong quá trình công tác của mình. Thiếu các kiến thức này người giáo viên sẽ thiếu tính linh hoạt trong giảng dạy, đặc biệt khi thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Các nội dung này cần có biện pháp bồi dưỡng tốt để ĐNGV ở các trường mầm non phát huy được mọi khả năng của mình, đáp ứng được nhu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới sự nghiệp giáo dục.