Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu hoc ̣

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 32)

Giáo dục KNS đã được các nhà giáo dục và quản lý giáo dục hết sức quan tâm trong quá trình giáo dục học sinh. Bô ̣GD&ĐT đã ban hành thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT quy điṇh về quản lý hoaṭ động giáo dục KNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Đặc biệt trong năm học 2017 – 2018 Bộ GD&ĐT tiếp tục có những văn bản chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học như: Công văn số 4026/BGDĐT-GDCTHSSV, ngày 01/9/2017 của bộ GD&ĐT về việc V/v tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Theo đó chương trình giáo dục KNS cho học sinh tiểu học bao gồm 6 nhóm kỹ năng cơ bản sau:

1.3.2.1. Nhóm kỹ năng nhận thức

- Nhận thức bản thân. - Xây dựng kế hoac ̣ h. - Kỹ năng học và tự học.

- Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo. - Kỹ năng giải quyết vấn đề.

1.3.2.2. Nhóm kỹ năng xã hội

22

- Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông. - Kỹ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi. - Kỹ năng làm việc nhóm (làm việc đồng đội).

1.3.2.3. Nhóm kỹ năng quản lý bản thân

- Kỹ năng làm chủ. - Quản lý thời gian. - Giải trí lành mạnh.

1.3.2.4. Nhóm kỹ năng hợp tác

- Kỹ năng quan sát. - Kỹ năng làm việc nhóm.

- Kỹ năng lãnh đạo (Làm thủ lĩnh).

1.3.2.5. Nhóm kỹ năng giao tiếp

- Xác định đối tượng giao tiếp.

- Xác định nội dung và hình thức giao tiếp.

1.3.2.6. Nhóm kỹ năng phòng chống bạo lực

- Phòng chống xâm hại thân thể. - Phòng chống bạo lực học đường. - Phòng chống bạo lực gia đình. - Tránh tác động xấu từ bạn bè.

Nhìn chung, nội dung giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác và giải quyết hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống. Việc hình thành những kỹ năng này không loại bỏ mà ngược lại phải gắn kết và song hành với các kỹ năng học tập như: đọc, viết, tính toán…

Nội dung giáo dục KNS cần được vận dụng linh hoạt tuỳ theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. Ngoài các kỹ năng cơ bản trên, tuỳ theo đặc điểm vùng, miền, địa phương, GV có thể lựa chọn thêm một số KNS khác để giáo dục cho HS nhà trường, lớp mình cho phù hợp.

23

1.3.3. Phương pháp và các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu hoc ̣

1.3.3.1. Phương phá p giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Có rất nhiều phương pháp giáo dục KNS cho HS tiểu hoc, nhưng đối với HS tiểu học thường được giáo dục KNS thông qua các phương pháp sau:

- Phương pháp hợp tác theo nhóm

+ Trong dạy học hợp tác, GV tổ chức cho HS hoạt động cùng trao đổi, thảo luận để đưa ra suy nghĩ, quan điểm, quyết định và giải quyết một vấn đề nào đó trong những nhóm nhỏ để HS cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định.

+ Phương pháp này giúp hình thành nhóm kỹ năng giao tiếp học tập trong nhóm; hình thành nhóm kỹ năng xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau và giải quyết bất đồng.

- Phương pháp giải quyết vấn đề

+ Sự lĩnh hội tri thức của HS diễn ra thông qua việc tổ chức cho HS hoạt động nêu và giải quyến vấn đề. Sau khi giải quyết vấn đề, HS sẽ thu nhận được kiến thức, kỹ năng mới hoặc thái độ tích cực. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề tạo điều kiện cho HS phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyến vấn đề.

+ Phương pháp này giúp HS rèn luyện và phát triển các kỹ năng: Kỹ năng nhận biết và xác định các vấn đề; kỹ năng thu nhập và xử lý thông tin; kỹ năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo; kỹ năng ra quyết định và giải quyến vấn đề.

- Phương pháp đóng vai

+ Là phương pháp cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong tình huống giả định. GV đặt ra một tình huống thật hoặc tưởng tượng trong đó có nhiều nhân vật hoặc nhiều vai khác nhau. HS được khuyến khích nghiên cứu những tình huống đó với các nhân vật khác nhau rồi ứng biến các phản ứng của nhân vật cho các bạn trong lớp cùng theo dõi.

24

+ Phương pháp này rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo; sự tự tin; khả năng lắng nghe tích cực, khích lệ sự thay đổi, thái độ, cảm xúc và hành vi của HS theo hướng tích cực; tạo điều kiện cho HS đặt mình vào vị trí của người khác và hiểu được quan điểm của người khác; sự cảm thông; kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; kỹ năng thương lượng hoặc quyết định tuỳ thuộc vào tình huống, kỹ năng quản lý thời gian.

- Phương pháp tổ chức trò chơi

+ Là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu mọi vấn đề hoặc thể hiện hành động. Trò chơi gồm nhiều loại, ví dụ: Đố ô chữ, lắp ghép nội dung, tìm hiểu điều bí mật, thi giữa các đội, trò chơi có thể điều chỉnh theo nội dung bài học và sử dụng khi ôn tập, làm bài tập hay làm bài kiểm tra. Trò chơi có thể được sử dụng bởi cá nhân, trong nhóm nhỏ hay cả lớp.

+ Phương pháp trò chơi giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng đảm nhận trách nhiệm; sự bình tĩnh; kỹ năng tư duy sáng tạo.

- Phương pháp động não

+ Là phương pháp nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng nhằm tạo “cơn lốc” các ý tưởng.

+ Phương pháp này giúp HS rèn luyện và phát triển kỹ năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo; kỹ năng tự tin và trình bày suy nghĩ ý tưởng; kỹ năng lắng nghe tích cực.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống

+ Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một tình huống “thật” để chứng minh một vấn đề hay hàng loạt các vấn đề. Đôi khi nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện thông qua các đoạn phim mà không phải trên dạng chữ viết. Vì tình huống này được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản.

25

+ Phương pháp dự án được hiểu như là một phương pháp trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và thực hiện kết quả.

1.3.3.2. Các hình thức giáo dục kỹ năng sống

Theo tài liệu “Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở Tiểu học” [6] thì giáo dục KNS cho học sinh tiểu học có thể được tiến hành với một số hình thức chủ yếu sau đây:

- Giáo dục thông qua tích hợp trong các môn học như:

+ Thông qua môn tiếng Viêṭ có thể tích hợp giáo dục KNS cho học sinh về các kỹ năng như: như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm chủ bản thân, …

+ Tích hợp thông qua môn đạo đức: với muc tiêu của môn đạo đức là hình thành ở học sinh những chuẩn mực đạo đức, kỹ năng ứng xử phù hợp với các chuẩn mức hành vi đạo đức. Do vậy, qua môn đạo đức hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cưc ̣, …

- Tổ chức lồng ghép và các hoạt động giáo dục ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Với tính chuất của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp học sinh được vui chơi, được trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn nên thông qua đó học sinh được trải nghiệm và hình thành các được các kỹ năng học tập một cách tự nhiên, không bị gò ép,

- Tích hợp thông qua tổ chức dạy học các môn học tự chọn: Đây là các môn học đáp ứng nhu cầu và hứng thú của từng học sinh, do vậy mà có tác động tích cực đến việc hình thành các kỹ năng cho học sinh.

1.4. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

26

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam

Qua sơ đồ trên và thực tế về các bậc học của giáo dục Việt Nam cho ta thấy: Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học được xem là nền tảng. Cũng như xây một ngôi nhà, cái nền có chắc ngôi nhà mới vững. Cái nền không cứng, chắp vá ngôi nhà ắt xộc xệch. Trong nhiều năm trở lại đây, giáo dục tiểu học ngày càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, ngày càng củng cố được niềm tin trong mỗi gia đình và toàn xã hội bởi sự đầu tư của ngành, sự đổi mới về nội dung chương trình, về phương pháp dạy học, về yêu cầu chuẩn giáo viên v.v…Mỗi thầy cô giáo đều cố gắng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để dạy tốt hơn, chất lượng hơn.

27

1.4.2. Hiệu trưởng trường tiểu học trong việc quản lý nhà trường

Theo Điều 20 của Điều lệ trường tiểu học qui định Hiệu trưởng là người đứng đầu đơn vị trường học có nhiệm vụ và quyền hạn:

Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;

Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

1.4.3. Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học học sinh tiểu học

Quản lý kế hoac ̣h hoaṭ động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học là quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường kể cả hoạt động dạy học nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại

28

hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực, có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng cuộc sống.

+ Giúp học sinh hình thành khả năng tâm lý xã hội, để học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hoá của nhân loại.

+ Củng cố mở rộng kiến thức đã học với đời sống thực tiễn, củng cố các kỹ năng, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu.

+ Làm cho quá trình giáo dục vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Quá trình này bao gồm:

Về nhận thức: Giúp các lực lượng giáo dục có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho học sinh trong xã hội hiện nay.

Về thái độ, tình cảm: Giúp mọi người có thái độ đúng và điều chỉnh hành vi của bản thân, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng trong quá trình giao tiếp.

Về hành vi: Hướng mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động học tập thể, hoạt động xã hội và tích cực tham gia quản lý giáo dục KNS cho HS.

Tóm lại quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh tiểu học là làm cho quá trình giáo dục tác động đến HS đúng hướng, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho HS. Trên cơ sở đó, nhà trường trang bị cho HS những kiến thức cần thiết về tư tưởng, đạo đức, lối sống đúng đắn, kiến thức pháp luật, hiểu biết về văn hoá xã hội, khả năng ứng phó, giao tiếp và biết cách làm chủ bản thân. Muốn quản lý mục tiêu giáo dục KNS đạt hiệu quả, cần phải: Xây dựng mục tiêu rõ ràng; Phổ biến mục tiêu giáo dục KNS cho HS theo đúng quy định; Mục tiêu được xây dựng theo kế hoạch hoạt động của nhà trường và phù hợp với tình hình thực tế.

1.4.4. Quản lý thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Trong trường tiểu học, việc quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo dục KNS phải hướng vào tăng cường, nâng cao nhận thức giáo dục KNS cho HS để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hình thành cho HS những KNS cơ bản, giúp học sinh phát huy hết tiềm năng của bản thân, tạo nên sự khác biệt và

29

thấy mình có đủ khả năng tạo dựng một sống tốt đẹp. Thông qua các hoạt động giáo dục KNS, HS có được năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống, có lối sống lành mạnh, có ý thức về giá trị bản thân, biết tôn trọng và quan tâm giúp đỡ người khác.

Các nội dung nhà trường thực hiện để quản lý tốt việc thực hiện nội dung giáo dục KNS nhà quản lý cần: Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục KNS; phân công nhiệm vụ cho đội ngũ GV chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đơn vị tham gia xây dựng nội dung, phân công cán bộ quản lý, GV tham gia viết nội dung giáo dục KNS theo các chủ đề tăng cường các hoạt động sinh hoạt tập thể lồng ghép giáo dục KNS; phối hợp giữa GV chủ nhiệm và cán bộ phụ trách Đội trong việc xây dựng chương trình, nội dung giáo dục KNS; phối hợp với cha mẹ HS trong việc xây dựng chương trình, nội dung giáo dục KNS; tổ chức các phong trào thi đua nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường; tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm từng hoạt động khi thực hiện nội dung giáo dục KNS cho HS.

Chỉ đạo các lực lượng, tổ chức trong nhà trường thực hiện chương trình nội dung giáo dục KNS được thực hiện thông qua các hoạt động như: Dạy lồng ghép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)