Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 86 - 90)

trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

3.2.1.1.Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về tầm quan trọng trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Từ việc nâng cao nhận thức, họ sẽ có một cái nhìn đúng đắn về công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho các em, Ban giám hiệu nhà trường sẽ có những quyết định hợp lý cho hoạt động GDKNS cho học sinh tại trường.

Điều chỉnh được tư tưởng, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhà trường để phát huy tinh thần chăm sóc giáo dục trẻ cũng như nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.

Yếu tố nhận thức còn là cơ sở để kết nối sức mạnh, sự đoàn kết, phát huy được tính chủ động, tinh thần tích cực, ý chí phấn đấu vì mục tiêu chung của đội ngũ giáo viên.

3.2.1.2.Nội dung của biện pháp

Kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động GDKNS cho học sinh và thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh cho ta thấy còn tồn tại một số bất cập, đội ngũ CBQL, giáo viên còn nhận thức chưa thực sự sâu sắc và toàn diện về vấn đề này. Bắt nguồn từ tư duy, nhận thức của con người sẽ quyết định vấn đề, sự việc có được đổi mới hay không, hay nói cách khác sự đổi mới thành công được thực hiện khi và chỉ khi tư duy và nhận thức của con người được nâng cao, đổi mới .

76

Ngoài ra, khi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh cho thấy yếu tố về trình độ của đội ngũ giáo viên, và yếu tố gia đình học sinh có tác động, ảnh hưởng sâu sắc nhất đến mức độ thành công của công tác quản lý hoạt động GDKNS cho các em. Vì vậy, nhà trường cần phải thay đổi quan điểm, nhận thức về nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên, để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh. Đồng thời tăng cường tuyên truyền đến phụ huynh học sinh về việc GDKNS cho học sinh ngay khi các em ở gia đình. Vì chỉ có tri thức hóa toàn diện mới có thể thoát khỏi tụt hậu. Quản lý tốt hoạt động GDKNS cho học sinh trước hết cần tăng cường biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, cán bộ giáo viên, … về vai trò, trách nhiệm của bản thân với những nội dung và cách thức thực hiện như sau:

- Quán triệt, nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, của bộ ngành và địa phương cho cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh về sự cần thiết, vai trò tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh nhằm thống nhất về quan niệm giáo dục, giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Nâng cao ý thức trách nhiệm của họ trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, qua thái độ lao động tận tụy, qua phong cách lối sống của nhà giáo.

- Phát huy cao độ kỹ năng sư phạm, tình yêu thương học sinh và trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh như “người mẹ thứ hai” của các em để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

- Tuyên truyền cho các lực lượng giáo dục hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi, quyền hạn của họ trong công tác giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống đó là trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, trách nhiệm của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên, tổ chức đoàn thể công đoàn, Đoàn Thanh niên….

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh giúp phụ huynh học sinh hiểu việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà

77

trường mà còn là trách nhiệm của phụ huynh. Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường sẽ bị hạn chế nếu không nhận được sự phối hợp, hỗ trợ, sự cộng hưởng về tinh thần.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vị Thủy cần cụ thể hóa các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Bộ - Sở - Phòng Giáo dục và Đào tạo để hoạt động giáo dục kỹ năng sống của mỗi nhà trường đạt được mục tiêu đề ra. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vị Thủy và các ban ngành địa phương về hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng những kế hoạch cụ thể tới từng cán bộ quản lý và giáo viên trong các nhà trường.

- Tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và phụ huynh học sinh. Thành phần ngoài đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, khách mời của các buổi hội thảo và các lớp tập huấn nên có đại diện lãnh đạo các cấp, đại diện các ban ngành đoàn thể của địa phương và Ban đại diện phụ huynh học sinh.

- Thường xuyên tuyên truyền về hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường như: các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt của tổ chức công đoàn, hội phụ huynh học sinh. Các hoạt động tuyên truyền cần kết hợp chặt chẽ với các ngày lễ của đất nước, thông qua ngày lễ như Quốc tế thiếu nhi 1.6, tết Trung thu, ... Trong đó cần chú trọng đến hoạt động dự giờ, thao giảng,… tạo điều kiện cho đội ngũ làm công tác GDKNS cho học sinh có dịp trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, … Qua đó nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ làm công tác GDKNS cho học là việc làm cần thiết và quan trong, nó làm một trong những hoạt động chính, hoạt động chủ lực góp phần cho các em tiếp thu tốt những kiến thức các môn học trong lớp và các em lĩnh hội được những kỹ năng cơ bản áp dụng vào thực tế học tập của các em ở hiện tại và áp dụng vào cuộc sống sau này.

- Tổ chức cho giáo viên và đại diện các tổ chức đoàn thể đi tham quan, giao lưu, học tập những tập thể, cá nhân điển hình trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường bạn trong và ngoài huyện, tỉnh.

78

- Nâng cao năng lực cho CBQL nhằm nhìn nhận đúng đắn về vấn đề cũng như nắm bắt được tình hình hoạt động GDKNS cho học sinh tại nhà trường, đồng thời là người quyết đoán, dám nêu lên những ý kiến, đưa ra những kiến nghị phù hợp, thuyết phục để trình lên lãnh đạo cấp trên xem xét, ....

- Cán bộ quản lý các trường tiểu học cần chủ động tham mưu, phối hợp với Hội phụ nữ, trạm y tế xã, Hội khuyến học của địa phương tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe học sinh, hoặc cách giải quyết những tình huống khó xử xảy ra giữa người lớn và trẻ em; triển khai sâu rộng phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, ... Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh hoặc những lần gặp gỡ giữa nhà trường và gia đình, ngoài việc thông báo tình hình học tập, ý thức kỉ luật của học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường cần lưu ý gia đình về những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, các hiện tượng nuông chiều con quá mức khiến các em sinh ra tính lười biếng, ích kỷ, ỉ lại, và đặc biệt các em sẽ thiếu những kỹ năng sống cần thiết. Ngược lại nếu cư xử với trẻ em quá hà khắc, nghiệt ngã, áp đặt, không công bằng dẫn các em hình thành tính bất cần, lì lợm hoặc thui chột sự năng động, sáng tạo của học sinh, …

3.2.1.3.. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, trực tiếp là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần đánh giá đúng mức những ưu điểm, hạn chế thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của đơn vị, những thuận lợi, khó khăn trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, từ đó tìm ra phương hướng khắc phục những khó khăn đó để hoạt động giáo dục kỹ năng sống của đơn vị để đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra BGH nhà trường quan tâm, chú trọng đúng mực tới việc giáo dục KNS cho học sinh. Có sự nhiệt tình ủng hộ, sự cố gắng nỗ lực của tập thể nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên Tổng phụ trách Đội.

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vị Thủy và các trường hàng năm cần có các văn bản chi tiết hướng dẫn tổ chức thực hiện giáo dục KNS cho học sinh, bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ và tổ chức tập huấn chuyên môn về nội dung và phương pháp GDKNS cho đội ngũ cán

79

bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học, nắm chắc nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)