Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 104 - 152)

3.4.1. Mục đích, ý nghĩa của khảo nghiệm

Các biện pháp đề ra trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Mục đích khảo nghiệm để tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.2. Nội dung của khảo nghiệm

Tập trung vào nội dung 6 nhóm biện pháp đã đã xuất và thăm dò theo 2 hướng: - Thứ nhất: Các biện pháp được đề xuất có thật sự cấp thiết đối với hoạt động giáo dục KNS cho học sinh hiện nay không?

94

- Thứ hai: Trong điều kiện thực tế của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang các biện pháp đề xuất có khả thi đối với hoạt động giáo dục KNS cho học sinh hiện nay không?

3.4.3. Cách thức thực hiện khảo nghiệm

Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đề xuất, trên cơ sở thực nghiệm tại thực tiễn QLGD tại địa phương bằng phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia, đề tài khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Quy trình xin ý kiến gồm các bước sau:

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho chuyên gia với câu hỏi đưa ra là: “Để có cơ sở xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, xin thầy/cô cho biết ý kiến của mình về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp sau và nêu ý kiến bổ sung (nếu có)?”

Bước 2: Lựa chọn chuyên gia

Tiêu chí lựa chọn: CBQL có kinh nghiệm, có trình độ trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Số lượng chuyên gia được lựa chọn 20 người, bao gồm cán bộ Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT và Ban Giám hiệu các trường Tiểu học có kinh nghiệm quản lý từ 5 năm trở lên.

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.

Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng xin ý kiến chuyên gia một cách độc lập theo mẫu phiếu đánh giá gồm 2 khía cạnh:

- Đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp đề xuất với 4 mức độ: Rất cấp thiết; Cấp thiết; Ít cấp thiết; Không cần thiết.

- Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp đề xuất ở 4 mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi; Không khả thi.

Cách thức xử lý kết quả:

Thang điểm đánh giá:

+ Rất cấp thiết/Rất khả thi: 4 điểm + Cấp thiết/ khả thi: 3 điểm

95 + Ít thiết/ ít thi: 2 điểm

+ Không cấp thiết/không khả thi : 1 điểm

Lập bảng thống kê điểm trung bình cho các giải pháp đề xuất, xếp thứ bậc và đưa ra kết luận.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp thực hiện thực hiện

3.4.4.1. Tính cấp thiết của biện pháp thực hiện

Sau khi thu về số liệu tác giả phân tích, tính điểm trung bình đánh giá theo thứ hạng từ 1 đến 6 về tính cấp thiết của các biện pháp. Kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt

động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học theo ý kiến chuyên gia

STT Nội dung Đối

tượng

Tính cấp thiết

ĐTB Thứ

hạng

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

CBQL

PGD 3.17 3.08 3 4

CBQLT 3.00 3

2

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống rõ ràng, phù hợp với văn bản hướng dẫn và tình hình thực tế của đơn vị nhằm giáo dục KNS cho học sinh

CBQL PGD 3.00 2.89 4 6 CBQLT 2.79 5 3

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động GDKNS cho các lực lượng GD trong nhà trường đặc biệt là đội ngũ giáo viên

CBQL PGD 3.00 2.96 4 5 CBQLT 2.93 4 4

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

CBQL

PGD 3.33 3.31 2 2

CBQLT 3.29 1

5

Chỉ đạo thực hiện tốt việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

CBQL

PGD 3.67 3.40 1 1

CBQLT 3.15 2

6

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

CBQL PGD (6) 3.33 3.13 2 3 CBQLT 2.93 4

96

Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất được ghi nhận ở bảng 3.1 ta thấy, các biện pháp đề xuất được đánh giá là rất cần thiết. Điểm trung bình chung của các biện pháp là 2,89 trở lên, trong đó biện pháp có điểm trung bình cao nhất trong tổng số các biện pháp là 3.40 và xếp hàng thứ nhất trong tổng số người được hỏi đều đánh giá các biện pháp là rất cần thiết là biện pháp “ Chỉ đạo thực hiện tốt việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”, điều này rất hợp lý bởi vì giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải được làm thường xuyên, giáo dục kỹ năng sống có thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi (có thể trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp,ứng xử,… tại trường, tại nhà, tại nơi công cộng,..) và nếu làm tốt tốt việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sẽ được sự hỗ trợ về vật chất, tài chính, điều kiện, … để tổ chức tốt các hoạt động này và đạt hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục KNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Xếp hạng thứ 2 là biện pháp “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”, với ĐTB là 3.31. Điều này cho thấy tất cả các đối tượng được hỏi đều cho rằng biện pháp đầu tư cơ vật chất và nguồn kinh phí phục vụ cho công tác giáo dục KNS cho học sinh là rất cần thiết nhằm tạo điều kiện để các trường thực hiện tốt hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. Biện pháp “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” được ý kiến cho là xếp hạng thứ 3 như vậy cho ta thấy rằng ở đây các biện pháp được chọn là rất cần thiết đã có mới quan hề với nhau về công tác phối hợp và có điều kiện cơ sở vật chất thì cần phải đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá thì mới mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục KNS cho học sinh. Các biện pháp “ Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”; “ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống rõ ràng, phù hợp với đối tượng học sinh”; và biện pháp “Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm về kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” cần thực hiện thường xuyên trong công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống.

97

Cùng với kết quả tính cấp thiết của biện pháp. Sau khi khảo nghiệm đã thu về số liệu tác giả phân tích, tính điểm trung bình đánh giá theo thứ hạng từ 1 đến 6 về tính khả thi của các biện pháp. Kết quả như sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt

động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học theo ý kiến chuyên gia

STT Nội dung Đối

tượng

Tính khả thi

ĐTB Thứ hạng

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

CBQL

PGD 3.00 3.11 4 5

CBQLT 3.21 1

2

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống rõ ràng, phù hợp với văn bản hướng dẫn và tình hình thực tế của đơn vị nhằm giáo dục KNS cho học sinh

CBQL PGD 3.17 2.98 3 6 CBQLT 2.79 4 3

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động GDKNS cho các lực lượng GD trong nhà trường đặc biệt là đội ngũ giáo viên

CBQL PGD 3.17 3.12 3 4 CBQLT 3.07 2 4

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

CBQL

PGD 3.33 3.27 2 2

CBQLT 3.21 1

5

Chỉ đạo thực hiện tốt việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

CBQL

PGD 3.59 3.36 1 1

CBQLT 3.21 1

6

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

CBQL PGD (6) 3.33 3.17 2 3 CBQLT 3.00 3

Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi của các biện pháp đề xuất được ghi nhận ở bảng 3.2 là 100% các ý kiến đánh giá các biện pháp đều khả thi và rất khả thi, điểm trung bình chung từ 2,98 đến 3.36. Trong đó, biện pháp “Chỉ đạo thực hiện tốt việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” được đánh giá mức độ rất khả thi cao nhất. Biện pháp “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động giáo

98

dục kỹ năng sống cho học sinh” cũng được đánh giá tính khả thi cao, điều này rất hợp lý hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị, … tại các trường chưa được cung cấp đầy đủ nhằm đảm bảo công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vị Thủy về chỉ đạo tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục KNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” được đánh giá ở mức độ rất khả thi là đúng vì công tác được sự quan tâm của các cấp, các ngành chỉ đạo thực cùng sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, trong đó có đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá.

Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp “Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm về kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” được đánh giá mức độ khả thi là thấp nhất điều này chứng tỏ rằng vấn đề về giáo dục KNS cho học sinh được CBQL và GV biết rõ và sẵn sàng thực hiện nội dung này tốt nếu được hỗ trợ và thực hiện tốt các nội dung xếp hạng 1, 2 và 3.

Từ kết quả khảo nghiệm tích cấp thiết và tính khả thi ở bảng 3.1 và bảng 3.2 chúng tôi cũng so sánh sự tương quan điểm trung bình tính cấp thiết và tính khả thi của những biện pháp đề xuất trong biểu đồ sau:

99

Từ biểu đồ 3.4 cho thấy giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đánh giá cao. Điều đó cho thấy các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng tiểu học mà tác giả đề xuất có cơ sở ứng dụng vào thực tiễn trên địa bàn huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Tiểu kết chương 3

Để nâng cao kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống đòi hỏi các chủ thể quản lý giáo dục, trực tiếp là Ban giám hiệu và giáo viên các trường tiểu học cũng như phụ huynh học sinh phải quán triệt sâu sắc các nguyên tắc đề xuất biện pháp như: đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính hiệu quả, tính khả thi, và tính tích cực chủ động của các lực lượng…Những nguyên tắc trên có mối quan hệ và chỉ đạo các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường tiểu học. Do đó, quá trình triển khai thực hiện cần quán triệt và vận dụng một cách linh hoạt đối với mỗi nhà trường.

Từ những nguyên tắc nêu trên quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và phụ huynh học sinh phải triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp đó là: Chỉ đạo thực hiện tốt việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; “ Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”; “Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống rõ ràng, phù hợp với đối tượng học sinh”; và biện pháp “Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm về kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” cần thực hiện thường xuyên trong công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống. Mỗi biện pháp có vị trí, vai trò, nội dung và cách thức thực hiện cụ thể vì vậy quá trình giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các nhà trường phải triển khai thực hiện đồng bộ, có như vậy hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống mới đạt hiệu quả cao.

100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Nhà trường. Việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được xem là một nhiệm vụ cấp thiết trong hoạt động quản lý của Nhà trường nói chung và của các trường tiểu học huyện Vị Thủy nói riêng, điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục các em, giúp các em được phát triển toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong luận văn, tác giả đã luận giải một số khái niệm liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống góp phần làm rõ nghĩa các thuật ngữ. Đồng thời nghiên cứu có hệ thống một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

Kết quả khảo sát cho thấy, có nhiều ưu điểm tích cực trong công tác quản lý hoạt động GDKNS ở các trường tiểu học huyện Vị Thủy, đa số đội ngũ CBQL và giáo viên đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như mức độ thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên chưa được đẩy mạnh, vẫn còn một số cán bộ chưa nhận thức cao tầm quan trọng của công tác này. Việc thực hiện các chức năng, đặc biệt là chức năng kiểm tra còn chưa được đánh giá cao, xây dựng các tiêu chí đánh giá còn chậm, .... tất cả những điểm hạn chế trên cũng phần lớn chịu tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 104 - 152)