hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng môi trường sư phạm khang trang, xanh - sạch - đẹp, có đầy đủ các phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, …; Tham mưu, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể các nhà hảo tâm, các nhà mạnh thường quân,… nhằm cấp hay hỗ trợ kinh phí nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động học tập, sinh hoạt vui chơi, tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và kinh phí được đầu tư sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. Qua đó tạo môi trường học tập và sinh hoạt thân thiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục KNS nói riêng và phát triển toàn diện ở học sinh nói chung.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư, sửa chữa, bổ sung CSVC, trang thiết bị cho nhà trường.
Bố trí kinh phí trích từ nguồn hoạt động được cấp của nhà trường nhằm sửa chữa, bổ sung CSVC, trang thiết bị hay hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động tập thể về giáo dục KNS cho học sinh
Xây dựng kế hoạch tham mưu, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể các nhà hảo tâm, các nhà mạnh thường quân,… đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại phục vụ hoạt động dạy học bằng các nguồn lực như nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước, từ sự hỗ trợ của địa phương, của các tổ chức xã hội, từ nguồn xã hội hóa giáo dục, huy động sự chung sức của cha mẹ học sinh theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” v.v.
86
3.2.4.3. Cách thức tiến hành
Thành lập Tổ công tác phụ trách hoạt động giáo dục kỹ năng sống (nằm trong Ban giáo dục đạo đức) trong trường do Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làm tổ phó, các thành viên gồm đại diện Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh. Tổ công tác có trách nhiệm tham mưu với ban giám hiệu, xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong sinh hoạt các câu lạc bộ sở thích,…và kịp thời xây dựng kế hoạch tham mưu, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể các nhà hảo tâm, các nhà mạnh thường quân,…
Phối hợp với cha mẹ học sinh làm tốt công tác xã hội hóa, huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh theo tinh thần tự nguyện, đúng quy trình, ….nhằm đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục KNS cho học sinh trong cả năm học. Song song đó, BGH trường cần có kế hoạch trích kinh phí từ nguồn hoạt động của nhà trường nhằm thường xuyên sửa chữa cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị, tu bổ xây dựng khung cảnh, môi trường sư phạm, cảnh quan có tác dụng giáo dục ngay từ trong hè hàng năm trước khi bước vào năm học mới. Tham mưu với các cấp có thẩm quyền đầu tư, xây dựng trường để có môi trường học tập tốt nhất trong điều kiện có thể.
3.2.4.4. Điều kiện tiến hành
BGH trường cân đối nguồn kinh phí được cấp hàng năng để bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất kịp thời.
Vận dụng các văn bản của các cấp về đầu tư phát triển nhà trường để tham mưu với các cấp quản lý đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.
Theo tình hình thực tế BGH trường tham mưu và phối hợp với các tổ chức đoàn thể và PHHS để nhận được sự hỗ trợ, bổ cơ sở vật chất hoặc huy động được các nguồn lực xã hội hóa cần thực hiện theo đúng quy trình, đúng mục đích và công khai trong việc thu chi tài chính.
Trong quá trình thực hiện biện pháp này, người hiệu trưởng cần lưu ý không để xảy ra tình trạng lãng phí, tham ô, sử dụng nguồn kinh phí không đúng mục đích.
87