Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động GDKNS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 93 - 96)

GDKNS cho các lực lượng GD trong nhà trường đặc biệt là đội ngũ giáo viên

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Xây dựng được đội ngũ giáo viên vững vàng, tâm huyết, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.

Đội ngũ giáo viên có tính chất quyết định đến chất lượng dạy học trong hà trường nói chung, chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói riêng. Giáo viên là chỗ dựa tin cậy của các bậc cha mẹ học sinh trong giáo dục con em họ nên người. Đội ngũ giáo viên chính là lực lượng tích cực, điển hình trong vai trò tư vấn, nêu gương, giúp đỡ cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh. Vì vậy, người hiệu trưởng cần hết sức quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có năng lực giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và đặc biệt có lòng yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với sự nghiệp trồng người.

83

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Chú trọng xây dựng hoàn thiện đội ngũ thầy cô giáo trong nhà trường về kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm thu hút các em tham gia. Đây là đội ngũ tiên quyết đến chất lượng dạy học trong đó có công tác giáo duc kỹ năng sống cho học sinh.

BGH trường quan tâm đặc biệt đến đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, đội ngũ này có nhiều điều kiện để tiếp xúc với học sinh, giáo dục rèn luyện cho các em thông qua việc dạy học các môn học, nội dung sinh hoạt lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Cùng với giáo viên chủ nhiệm là lực lượng giáo viên dạy môn chuyên biệt, giáo viên tổng phụ trách v.v, Đội ngũ thầy/cô giáo này trực tiếp thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ, kỹ năng tự nhận thức, để hiểu biết bản thân, tự bảo vệ mình và hòa nhập cộng đồng

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Triển khai sâu rộng nội dung các cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tới cán bộ quản lý, giáo viên, các tổ chức đoàn thể nghiêm túc, tích cực thực hiện.

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi trao đổi kinh nghiệm trong việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”;….Bằng những việc làm mang lại hiệu quả cụ thể, những tấm gương điểm hình trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Qua đó, nêu lên những kinh nghiệm, cách thực hiện cụ thể của những gương điểm hình để nhân rộng trong toàn thường.

Tăng cường tổ chức các chuyên đề giảng dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong các môn học, trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo viên được giảng dạy, học tập thông dự giờ dưới sự chỉ đạo của chuyên gia phụ trách chuyên

84

môn cấp Sở, Phòng GD&ĐT hay những giáo viên có kinh nghệm trong công tác này. Qua đó làm cho đội ngũ làm công tác giáo dục kỹ năng sống nhận ra được những cách làm hay và học tập nhằm về tổ chức lại cho lớp mình, trường mình.

Phát động phong trào thi đua tích cực thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, chú ý thực hiện dạy học và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực tự giác học tập, sáng tạo của học sinh, tạo cho các em có nhiều cơ hội thể hiện mình, được rèn luyện kỹ năng sống trong môi trường thân thiện thông qua hoạt động các câu lạc bộ,các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, các tiết học trong lớp có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Qua đó nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của đội ngũ làm công tác giáo dục kỹ năng sống trong việc có khả khả năng sử dụng thành thạo các phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và hiệu quả sẽ cao hơn.

Ban giám hiệu các nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên được tham dự các khóa tập huấn giáo dục kỹ năng sống hay theo học các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. So song đó cần tham mưu với Phòng – Sở GD&ĐT mời các chuyên gia về tổ chức triển khai cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trường nhằm góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ này.

Song song đó, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tổng phụ trách Đội, người chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng công tác của tổ chức Đội trước hiệu trưởng nhà trường. Vì thế hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho Tổng phụ trách Đội hoàn thiện mình về mọi mặt như phẩm chất đạo đức, trình độ hiểu biết các khoa học tự nhiên, xã hội, tâm lý học, giáo dục học, kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp,…; giúp Tổng phụ trách Đội hiểu được nội tâm của các em, tạo được hình ảnh đẹp, thân thiện với trẻ, từ đó họ có thể định hướng từ suy nghỹ đến hành động của trẻ một cách đúng đắn.

3.2.3.4. Điều kiện tiến hành

Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng theo định mức biên chế qui định và có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

85

Nhà trường phối hợp với các trường, các tổ chức xã hội, các chuyên gia để tổ chức các hội thảo về công tác giáo dục kĩ năng sống, tổ chức thuyết trình các chuyên đề lý luận về quản lý, giáo dục kĩ năng sống cho HS, qua đó trang bị thêm các kiến thức cho đội ngũ CB-GV về nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)