Chỉ đạo thực hiện tốt việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 98 - 100)

xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Phối hợp với gia đình, các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực nhằm đảm bảo thực hiện tốt sự phối kết hợp chặt chẽ giữa 3 thành tố của môi trường giáo dục thống nhất: nhà trường - gia đình - xã hội, nâng cao hiệu quả giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh không chỉ trong nhà trường mà còn khi học sinh ở gia đình và ngoài xã hội.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách, trước hết là phải làm gương cho các em hết mọi việc”. Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”. Điều đó cho thấy công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục học sinh.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Để thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục kỹ năng sống nói riêng, người cán bộ quản lý cần đẩy mạnh công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học qua các nội dung sau:

Chú trọng vai trò của gia đình trong công tác giáo dục kỹ năng sống. Gia đình là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và nhân cách cho học sinh. Giáo dục gia đình đem lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển nhân cách, nhất là về lối sống, giao tiếp, ứng xử v.v. Việc phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện các thao tác, kỹ năng hình thành các thói quen, hành vi tốt, tránh được tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm v.v trong nhà trường đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong mọi góc độ, sâu sát hơn, hiệu quả hơn. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phối hợp chặt chẽ trong việc thường xuyên đổi mới về hình thức, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức

88

các hoạt động học tập, rèn luyện, giáo dục v.v tạo điều kiện cho trẻ vừa phát triển, vừa giúp trẻ vui chơi, giải trí và mang tính giáo dục cao.

Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, với các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh của xã cùng tham gia giáo dục, rèn luyện các em trong môi trường mở rộng, đặc biệt lưu ý công tác phòng chống các tệ nạn xã hội.

Phối hợp với công an để tuyên truyền giáo dục cách sống và làm việc theo pháp luật. Phối hợp với các đơn vị quân đội kết nghĩa để giáo dục truyền thống, giáo dục tính kỉ luật.

Phối hợp với các cơ sở giáo dục khác để học sinh có hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập, cũng như nâng cao khả năng giao tiếp, rèn luyện phong cách đẹp, lối sống trong sáng v.v. Từ đó các em dễ hình thành động cơ thúc đẩy việc tu dưỡng đạo đức cũng như chăm chỉ học hành.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

Họp thường niên để gặp gỡ, trao đổi kết quả công việc giáo dục giữa nhà trường với Hội cha mẹ học sinh, giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường. (Một năm ba lần: Lần 1 trước khi khai giảng, lần 2 khi sơ kết học kì 1, lần 3 tổng kết năm học). Khi tổ chức họp, nhà trường cần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ các thông tin cần thiết để thông báo đến cha mẹ học sinh. Ngoài ra còn nên thường xuyên điện thoại để bổ sung kế hoạch, nắm bắt tình hình và diễn biến của công việc.

Phổ biến kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong cuộc họp đầu năm để mọi người đều hình dung công việc và cách thức tiến hành công việc trong cả một năm học. Sau lần họp định kỳ có xin ý kiến Ban đại diện cha mẹ học sinh về điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

Đầu năm có quyết định phân công cụ thể đội ngũ làm công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường nhằm giúp các thành viên hiểu rõ công việc cần phải làm và chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với nhiệm vụ của mình được giao.Song song đó, thời xuyên kiểm tra, giám sát, đôi đốc trong quá trình thực hiện nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ttrong quá trình thực hiện.

89

Thường xuyên mời các tổ chức ngoài nhà trường tham gia vào mọi hoạt động giáo dục kỹ năng sống tổ chức cho học sinh, đồng thời luôn quan tâm đến mọi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 98 - 100)