Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống rõ ràng, phù hợp vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 90 - 93)

hợp với văn bản hướng dẫn và tình hình thực tế của đơn vị nhằm giáo dục KNS cho học sinh

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch GDKNS cho học sinh cần có sự thống nhất mục đích, nội dung trong toàn trường, mang tính khả thi và hiệu quả cao. Chú ý đến đặc điểm tình hình của từng trường, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh từng khối - lớp. Đồng thời lồng ghép kế hoạch GDKNS vào kế hoạch chung của nhà trường nhằm đảm bảo tính hài hòa trong chương trình hoạt động theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT cũng như các quy định của Sở, phòng GD& ĐT.

Việc chỉ đạo lập kế hoạch là hành động đầu tiên của nhà quản lý, bởi vì kế hoạch là công cụ, là con đường để đạt được mục tiêu hoạt động. Việc lập kế hoạch hay hoạch định là chức năng quản lý đầu tiên có vai trò quan trọng, xác định phương hướng hoạt động và phát triển của tổ chức, của hoạt động đồng thời xác định kết quả cần đạt được trong tương lai.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Kế hoạch xây dựng có nội dung phù hợp với các quyết định, văn bản quy định nhiệm vụ, hỗ trợ triển khai công tác quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh trong nhà trường. Tùy vào yêu cầu của nhà trường và tình hình thực tiễn, nhà trường xây dựng các kế hoạch gồm kế hoạch năm học, kế hoạch học kì, kế hoạch tháng, cụ thể hóa kế hoạch đến từng tuần, kế hoạch ngày, kế hoạch giáo dục, kế hoạch tự bồi dưỡng của giáo viên…

Xây dựng kế hoạch giáo dục trên cơ sở kế hoạch tổng thể về giáo dục toàn diện của nhà trường. Đặc biệt chú ý đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học để xây dựng, lựa chọn hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp.

Kế hoạch phải giao trách nhiệm, phân công công việc cụ thể tới các tổ chức, cá nhân, các lực lượng tham gia giáo dục và người được giáo dục. Kế hoạch cần thể

80

hiện đầy đủ mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức, điều kiện thực hiện giáo dục kỹ cho trẻ. Kế hoạch là cơ sở pháp lý để đảm bảo cho các hoạt động quản lý giáo dục, đồng thời cũng là tiêu chí, công cụ cho việc kiểm tra hiệu quả giáo dục KNS của giáo viên và mức độ nhận biết của học sinh.

Cần có sự thống nhất kế hoạch, nội dung giáo dục KNS cho học sinh giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội để có sự phối hợp, ủng hộ về nhân lực, vật lực để cùng chăm lo cho các em tại đơn vị.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Căn cứ vào công văn chỉ đạo của Phòng – Sở GD&ĐT và tình hình thức tế của trường CBQL thu thập thông tin và xây dựng kế hoạch chung của nhà trường và triển khai đến hội đồng sư phạm lấy ý kiến của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh của nhà trường sau đó chỉnh sửa và ban hành chính thức. Các bước xây dựng kế hoạch được tổ chức thực hiện như sau:

Bước 1: Khảo sát tình hình cán bộ, giáo viên, học sinh và yếu tố tài lực, vật lực trong nhà trường trước khi bắt đầu năm học mới.

Sau khi tuyển sinh lớp 1, dựa vào hồ sơ và những thông tin lấy được từ phía học sinh, bước đầu phân loại học sinh, đặc biệt lưu ý các em học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt.

Rà soát tình hình nhân sự, phân công chuyên môn, phân công giáo viên chủ nhiệm phù hợp với đối tượng học sinh và hoàn cảnh gia đình của giáo viên.

Kiểm tra lại cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho dạy và học, các phương tiện cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chuẩn bị tốt nhất theo khả năng của nhà trường hiện có.

Kết hợp các yếu tố trên lại với nhau, xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống bám sát thực trạng của nhà trường.

Bước 2: Lập kế hoạch nhất thiết phải bám sát các văn bản chỉ đạo của giáo dục và đào tạo, các quy định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học đó và trên cơ sở kế hoạch tổng thể của năm học song cũng linh hoạt xây dựng kế hoạch theo tình hình nhà trường và tình hình địa phương. Khi xây dựng kế hoạch quản lý

81

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, người hiệu trưởng cần lưu ý đến các yếu tố cấu thành kế hoạch quản lý, bao gồm:

- Các dự kiến về mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả đạt tới. - Tiến độ về thời gian.

- Nội dung công việc gắn liền với hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện.

- Người thực hiện và các điều kiện khả thi.

- Công tác tổ chức, chỉ đạo và điều hành từng nội dung công việc.

Bước 3: Thành lập các Tiểu ban và phân công nhiệm vụ.

- Thành lập Ban đức dục bao gồm: 1 trưởng ban, có thể là hiệu trưởng hoặc một phó hiệu trưởng, 1 phó ban là Tổng phụ trách Đội, các ủy viên là các giáo viên chủ nhiệm của các lớp.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban đức dục, bầu năm nhóm trưởng phụ trách năm khối lớp 1, 2, 3, 4 và 5.

- Ban giám hiệu lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh toàn trường và đưa ra các chuẩn về kỹ năng để học sinh thực hiện. Các kế hoạch đưa ra phải chỉ rõ mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn của nhà trường; có kế hoạch chi tiết cho từng kỳ, từng tháng, từng tuần và cả năm học. Kế hoạch phải cụ thể đến từng khối lớp và những đối tượng học sinh cá biệt.

- Chú ý lập kế hoạch chi tiết, sáng tạo cho các cuộc vận động, các phong trào lớn nhân các ngày lễ kỉ niệm trong năm, chú ý đến kế hoạch hoạt động các câu lạc bộ giáo dục kỹ năng sống của nhà trường.

Bước 4: Điều chỉnh kế hoạch.

- Sau khi xây dựng kế hoạch cần thông qua Ban đức dục và Hội đồng sư phạm để mọi thành viên nắm được tinh thần công việc trong một năm học.

- Lấy ý kiến đóng góp của mọi thành viên trong Ban đức dục và Hội đồng sư phạm làm cho bản kế hoạch thêm chi tiết, sáng tạo.

- Bổ sung những ý kiến hay của các thành viên vào bản kế hoạch rồi điều chỉnh lại kế hoạch trước khi đưa vào thực hiện.

82

Sau khi ban hành kế hoạch chính thức CBQL cần triển khai,quán triệt cho đội ngũ làm công tác GDKNS cho học sinh thực hiện. Trong quá trình đội ngũ này thực hiện CBQL phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhằm kịp thời hỗ trợ khi họ gặp khắc khăn.

3.2.1.4. Điều kiện tiến hành

Phân tích đặc điểm tình hình cụ thể về sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý của học sinh. Phân tích những thuận lợi khó khăn, điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, … từ đó xây dựng kế hoạch, xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp với tình hình chung của trường.

Để đạt được mục tiêu đề ra, điều kiện thực hiện biện pháp là các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc tình hình, đặc điểm của công việc mình đang đảm nhiệm, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm tòi, đổi mới biện pháp để phù hợp với đối tượng học sinh. Ban giám hiệu cần phân công hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh sự chồng chéo gây mất thời gian và ức chế cho người thi hành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 90 - 93)