Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 45 - 46)

- Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp giáo dục KNS cho HS, cụ thể:

+ Điều kiện kinh tế của gia đình và của địa phương góp phần cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường, cho HS, tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động giáo dục KNS.

+ Điều kiện kinh tế địa phương là cơ sở cho việc xây dựng các chế độ chính sách của địa phương dành cho những người tham gia công tác giáo dục KNS. Trong quá trình tổ chức các hoạt động phối hợp giữa các lực lượng giáo dục như đã nêu, một thực tế là, nhiều lực lượng xã hội rất nhiệt tình ủng hộ chủ trương tổ chức các hoạt động giáo dục KNS, nhưng vì điều kiện kinh tế không có nên các lực lượng đó không phát huy được tác dụng.

+ Điều kiện kinh phí, giúp cho Hiệu trưởng có thể xây dựng chế độ ưu đãi, động viên khen thưởng những người tích cực tham gia hoặc có thành tích trong công tác giáo dục KNS cho HS.

- Điều kiện văn hóa xã hội của địa phương cũng có tác động không nhỏ tới các hoạt động giáo dục KNS, cụ thể:

+ Các tổ chức Đảng, chính quyền, các lực lượng xã hội ở các địa phương nếu được tổ chức tốt, sẽ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, nhất là trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Do đó nhà quản lý cần tận dụng sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực, nhằm biến nhiệm vụ giáo dục HS thành nhiệm vụ của toàn dân.

+ Gia đình hạnh phúc, xã hội ổn định, môi trường xã hội lành mạnh...là điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa các lực lượng xã hội tổ chức tốt các hoạt đông giáo dục KNS cho HS.

+ Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương, nếu tổ chức tốt sẽ lôi cuốn HS, gia đình HS tham gia, qua đó tạo cơ hội cho các hoạt động giáo dục KNS.

35

+ Truyền thống văn hóa địa phương, trình độ dân trí, các hoạt động câu lạc bộ... ở các địa phương có nhiều ảnh hưởng đến công tác giáo dục KNS.

- Hiện nay, việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS của các nhà trường vẫn hoàn toàn dựa vào các văn bản chỉ đạo của Phòng giáo dục, Sở giáo dục và Bộ giáo dục và đào tạo. Nếu các văn bản được ban hành đầy đủ, đảm bảo tính thời sự (thường xuyên được bổ sung), sát với thực tiễn cơ sở thì các nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch đảm bảo đầy đủ và đúng theo yêu cầu đặt ra.

Bên cạnh những văn bản mang tính pháp lý, thì cũng cãn có sự chỉ đạo sát sao của Sở, Phòng GD&ĐT đối với hoạt động giáo dục KNS từ việc triển khai kế hoạch tới các nhà trường đến việc giám sát, kiểm tra phải cụ thể, rõ ràng đồng thời có tiêu chí đánh giá việc quản lý, thực hiện hoạt động giáo dục KNS mới có thể thúc đẩy các nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục KNS có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)