Vị Thủy là một huyện thuộc tỉnh Hậu Giang, Vị Thủy trước đây ban đầu chỉ là tên một xã thuộc huyện Long Mỹ và sau đó lại thuộc huyện Vị Thanh của tỉnh Cần Thơ cũ. Sau này, lại tách đất xã Vị Thủy để thành lập mới xã Vị Thắng. Ngày 1 tháng 7 năm 1999, dựa theo Nghị định số 45/1999/NĐ-CP, huyện Vị Thủy (lúc bấy giờ thuộc tỉnh Cần Thơ) được thành lập trên phần đất còn lại của huyện Vị Thanh cũ, sau khi đã tách đất để thành lập thị xã Vị Thanh. Ngoài ra, xã Vị Thủy cũng được tách ra để thành lập mới xã Vị Trung. Đồng thời, lại tách đất hai xã Vị Thủy và Vị Thắng để thành lập mới thị trấn Nàng Mau - thị trấn huyện lỵ của huyện Vị Thủy.
Về vị trí địa lý, huyện Vị Thủy ở phía Tây của tỉnh Hậu Giang; Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A; Phía Nam giáp thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ; Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và thành phố Vị Thanh; Phía Đông giáp huyện Phụng Hiệp.
Sau khi thành lập, huyện Vị Thủy có 23.171,04 ha diện tích đất tự nhiên và 95.138 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã là thị trấn Nàng Mau và các xã Vị Thắng, Vị Bình, Vị Trung, Vị Thủy, Vị Đông, Vị Thanh, Vĩnh Tường, Vĩnh Trung, và Vĩnh Thuận Tây.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Huyện Vị Thủy thuộc tỉnh Hậu Giang.
Huyện Vị Thủy có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp với những vùng lúa chất lượng cao. Ở đây còn có giống cá thát lát, khóm Cầu Đúc, quýt Long Trị nổi tiếng của Nam Bộ. [46]
38
tục phát triển ổn định, có 16/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năng suất, sản lượng lúa, rau màu, cây ăn trái đều tăng so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lúa hơn 305.728 tấn, đạt 103,90% kế hoạch, tăng 4,1% so với năm 2017 (đây là năm có sản lượng cao nhất từ trước đến nay). Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ diễn ra ổn định; thu ngân sách đạt 119,09% kế hoạch (đứng thứ 2 của tỉnh); tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,77 % (kế hoạch 81,30%); an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định.
Các chính sách về an sinh xã hội thực hiện có hiệu quả; công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được chú trọng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 giảm xuống còn 6,85% (giảm 2,53% so với năm 2017). Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm thực hiện tốt, số cas sốt xuất huyết, tay - chân - miệng giảm so với cùng kỳ. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, kinh tế-xã hội của huyện cùng còn một số khó khăn, hạn chế như: việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiệu quả chưa cao. Việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp còn nhiều hạn chế. Liên kết sản xuất tiêu thụ giữa doanh nghiệp với nông dân chưa nhiều. Năng lực hoạt động của một số hợp tác xã, tổ hợp tác chưa cải thiện đáng kể. Công tác cải cách hành chính tuy có những chuyển biến tích cực nhưng thực hiện còn chậm so với yêu cầu.