Tham mưu với UBND thị trấn tổ chức lễ cam kết xây dựng nề nếp kỷ cương, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện tốt luật an toàn giao thông v.v với sự tham gia của lãnh đạo địa phương, công an, Hội phụ nữ, hội Nông dân, Hội Cụ chiến binh, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Phối hợp với chính quyền địa phương, Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức hội nghị tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi các cấp (tỉnh, huyện, trường). Đồng thời tổ chức hội nghị bàn biện pháp giáo dục học sinh yếu về kỹ năng sống để cùng giáo dục các em.
Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh gồm các thành viên: Ban giám hiệu các trường tiểu học trong huyện, giáo viên chủ nhiệm nhiều kinh nghiệm, lãnh đạo địa phương, đại diện Hội khuyến học, đại diện cha mẹ học sinh.
3.2.5.4. Điều kiện tiến hành
Để biện pháp được triển khai hiệu quả cần xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó với các đơn vị, tổ chức phối hợp. Người phụ trách công việc phối hợp ở các tổ chức phải năng động, nhiệt tình, sáng tạo và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nói chung, với công tác giáo dục KNS cho HS nói riêng.
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Đảm bảo cho công tác quản lý hoạt động GDKNS được thực thi đúng hướng và hiệu quả. Công tác kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng nhất trong việc quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh và so với kế hoạch ban đầu đề ra, từ đó có biện pháp điều chỉnh kế hoạch và nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho các em.
Công tác kiểm tra, đánh giá đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh, vì qua kiểm tra giúp người quản lý kiểm soát được kế hoạch thực hiện, đồng thời nắm được tiến trình giáo viên thực hiện kế
90
hoạch cũng như mức độ thực hiện kỹ năng sống của học sinh… Từ đó người quản lý có đánh giá đúng thực tế về việc hoạt động GDKNS cho học sinh tại đơn vị, và sẽ có bước điều chỉnh kế hoạch phù hợp với học sinh và điều kiện thực tiễn.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Tăng cường quản lý đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên. Hiệu trưởng nên thực hiện tốt kiểm tra nội bộ trường học, xác định nội dung phương pháp, hình thức kiểm tra, theo tình hình thực tiễn của đơn vị.
Nội dung công tác kiểm tra, đánh giá như: xác định nội dung kiểm tra; Xác đinh các phương pháp kiểm tra; Phổ biến các nội dung đánh giá; Tổ chức nhận xét, tổng kết và rút kinh nghiệm; Khen thưởng cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc; Thực hiện kiểm tra định kì và đột xuất. Qua khảo sát ở chương hai về việc thực hiện nội dung công tác kiểm tra, đánh ở các trường tiểu học, cho ta thấy việc thực hiện nội dung “Thực hiện kiểm tra định kì và đột xuất” vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế trong công tác quản lý người quản lý đặc biệt là hiệu trưởng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá và đặc biệt cần chú trọng công tác kiểm tra định kì và đột xuất. Bởi vì chỉ có thực hiện tốt công tác kiểm tra, người quản lý mới đánh giá đúng thực trạng của vấn đề. Từ đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh những vấn đề còn thiếu sót, chưa phù hợp với kế hoạch đề ra.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, người quản lý cần thực hiện tốt các nọi dung sau:
Thành lập Ban kiểm tra, thành phần trong ban kiểm tra cần chọn cán bộ giáo viên cốt cán, các tổ chuyên môn, thanh tra nhân dân, chủ tịch công đoàn, đoàn thanh niên... Và phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên trong ban kiểm tra.
Tổ chức bồi dưỡng công tác kiểm tra cho lực lượng kiểm tra, để lực lượng kiểm tra phát huy hết được vai trò và trách nhiệm của người kiểm tra, nhằm giúp hiệu trưởng nắm được các vấn đề về hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tại đơn vị. Qua đó người quản lý sẽ có những quyết định đúng đắn và sát với tình hình thực tế, nhằm hoạt động GDKNS cho trẻ đạt chất lượng.
Xây dựng nội dung, tiêu chí kiểm tra, đánh giá, và triển khai đến Hội đồng sư phạm để toàn thể nhà trường được hiểu rõ và thực hiện có hiệu quả. Trong đó,
91
chú trọng đặc biệt đến hoạt động tự kiểm tra, đánh giá sau hoạt động rèn luyện KNS của học sinh bằng hình thức: 1. Học sinh tự đánh giá mình; 2. Học sinh đánh giá học sinh. 3. Tập thể bình chọn,… Giáo viên chỉ là người gợi ý các em thực hiện và là người gợi ý kết quả đánh giá cuối cùng. Qua đó các em sẽ hăng hái trong hoạt động từ đó xóa dần tính nhút nhác, tị ti, … và phát triển KNS cho bản thân các em.
Xử lý kết quả sau khi kiểm tra là việc làm cần thiết và rất quan trọng vì đối tượng được kiểm tra thường chủ quan rằng khi kiểm tra xong có kết quả là hoàn thành, không còn lo gì nữanên sau khi kiểm tra có những nội dung chưa tốt, còn ai nhưng đối thượng được kiểm tra vẫn không sửa vì vậy cẩu lý và phúc tra sau khi kiểm tra.
Trong quá trình thực hiện quản lý học động giáo dục KNS, nhà quản lý cần quan tâm chỉ đạo đội ngũ làm công tác giáo dục KNS cho học sinh trong việc thực hiện việc kiểm tra, đánh giáo học sinh phải thật nghệ thuật. Vì hoạt động này diễn ra rất nhanh qua các nội dung giáo dục. Đặc biệt là giáo dục lồng ghép và các môn học có thời gian diễn rất ít nên việc theo dõi ghi nhận của đội ngũ này rất quan trọng. Nhà trường cần xây dựng bộ tiêu chí rõ rằng và tiển khai để mọi người cùng hiểu và thực hiện.
Ngoài công tác kiểm tra theo kế hoạch như kiểm tra hàng tháng, kiểm tra định kì, người quản lý cần tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, để nắm quá trình thực hiện hoạt động GDKNS cho học sinh tại đơn vị một cách chính xác và thực tế.
Người quản lý cần xây dựng, hoàn thiện, cải tiến cách thức đánh giá để đảm bảo rằng công tác kiểm tra, đánh giá là chi tiết, công bằng, khách quan và phản ánh đúng thực tế, đo lường được kết quả thực hiện. Đây chính là các hình thức, các tiêu chí được đưa ra để kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh. Các hình thức này cần được xây dựng đa dạng và phong phú, chi tiết và đầy đủ để làm tăng tính khách quan cho việc thực hiện, phản ánh được đúng thực tế diễn ra.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục KNS, ngoài việc xây dựng được chuẩn, nội dung, kế hoạch kiểm tra, đánh giá…thì cần phải có các điều kiện sau để tổ chức như: kinh phí, thời gian, nhân lực và phương tiện thực hiện. Trong bốn yếu tố vừa nêu thì các yếu tố thời gian và kinh phí là những điều kiện đảm bảo quan trọng, quyết định biện pháp có thể đem ra triển khai thực hiện
92
Biện pháp 4
Biện pháp 5 Biện pháp 3
Biện pháp 1
Biện pháp 6 Biện pháp 2
được hay không còn nhân lực thì quyết định sự thành công của biện pháp đạt được đến đâu và đến mức độ nào.