Các biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng và linh hoạt, không có biện pháp nào mang tính vạn năng. Khi giải quyết một nhiệm vụ quản lý người cán bộ quản lý thường phải phối hợp nhiều biện pháp để kết quả quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Tùy thuộc vào công việc, con người, hoàn cảnh, điều kiện v.v mà người cán bộ quản lý lựa chọn hoặc kết hợp các biện pháp quản lý cho phù hợp.
Mỗi biện pháp quản lý đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định, do đó các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ. Việc thực hiện đơn lẻ từng biện pháp sẽ không đem lại kết quả cao, thậm chí làm mất đi ý nghĩa của chính nó.
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý GDKNS
Trong những biện pháp được đề xuât, biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” có ý nghĩa tiên quyết. Vì nhận thức bao giờ cũng đi trước, có nhận thức
93
đúng thì hành động mới đúng. Biện pháp 2: “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống rõ ràng, phù hợp với văn bản hướng dẫn và tình hình thực tế của đơn vị nhằm giáo dục KNS cho học sinh” là biện pháp có ý nghĩa then chốt vì mọi công việc nếu không được hoạch định cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng gấp gáp, vội vàng, khó kiểm soát và khó xử lý. Biện pháp 3 “Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động GDKNS cho các lực lượng GD trong nhà trường đặc biệt là đội ngũ giáo viên” là biện pháp có ý nghĩa quan trọng bởi vì đội ngũ giáo viên trực tiếp quyết định đến chất lượng giáo dục học sinh”. Song song đó các biện pháp nói trên để thực hiện đạt hiệu quả cao cần phải có cơ sở vật chất, nơi tổ chức và kinh phí thực hiện nên biện pháp 4 “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” có ý nghĩa quan trọng bởi vì nếu kế hoạch xây dựng thế nào, đội ngũ giáo viên tâm huyết, ... nhưng nếu không có cơ sở vật chất, nơi tổ chức và kinh phí thực hiện thì hiệu quả không đạt được như mong muốn. Các biện pháp 5 và 6 cũng rất quan trọng vì chúng mang tác dụng bổ trợ cao, nếu không thực hiện các biện pháp này thì việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sẽ rất hạn chế, thậm chí không mang lại kết quả gì.
Bên cạnh đó, các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nêu trên có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, do vậy việc thực hiện tốt các biện pháp đó sẽ có tác động tích cực đến công tác giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.