Quản lý công tác phối hợp với các đoàn thể và PHHS trong việc giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 42)

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Đối với tiểu học, do các hoạt động tự phục vụ của các em còn hạn chế nên gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Gia đình là tổ ấm là nơi che chở, cưu mang, đùm bọc các em, là trường học đầu tiên để các em phát triển về mọi mặt. Chính vì vậy vai trò của các thành viên trong gia đình đối với trẻ em nói chung và HS tiểu hoc nói riêng là rất cần thiết. Các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh như:

- Cơ quan quản lý giáo dục các cấp.

- Các đoàn thể Đảng, Đoàn Thanh niên CSHCM, Ban phụ trách thiếu nhi, Ban chăm sóc giáo dục trẻ em ở xã, phường, thị trấn, ...

- Phụ huynh học sinh.

Việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng đoàn thể trong và ngoài nhà trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục nhân cách, đạo đức, kĩ năng sống cho HS. Ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục thể hiện rõ nhất trong sự kết hợp này. Khi đứa trẻ được cả gia đình, nhà trường, xã hội quan tâm một cách đúng mức, kịp

32

thời và khoa học nhất định sẽ phát triển trở thành những công dân tốt của xã hội, những người con thành đạt.

Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho HS là sự kết hợp chặt chẽ các quá trình giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tạo thành một quá trình giáo dục thống nhất, liên tục và toàn vẹn, qua đó khai thác được thế mạnh của mỗi LLGD hướng vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ.

Với những lý do quan trọng như trên cán bộ quản lý cần xây dựng kế hoạch phối hợp tốt với các đoàn thể và PHHS trong việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học nhằm chăm lo, giáo dục cho HS tiểu học về các KNS là một việc làm đòi hỏi sự tỉ mỉ, lâu dài và tốn nhiều công sức, chính vì vậy để đạt được hiệu quả cao trong công tác này đòi hỏi sự chung tay, góp sức của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể, các cá nhân và tổ chức xã hội.

1.4.8. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

- Theo Phan Văn Kha (2007), có 3 yếu tố cơ bản của công tác kiểm tra: 1/Xây dựng hệ thống chuẩn thực hiện trên cơ sở các chỉ tiêu đạt được xác định trong kế hoạch. Các chuẩn thực hiện bao gồm chuẩn về quy trình, các hoạt động và chuẩn về các sản phẩm của hệ thống thông qua các mục tiêu của hệ thống. 2/ Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện và kết quả đạt được trên cơ sở so sánh với chuẩn. 3/ Trong quá trình tổ chức các hoạt động, nếu có sự chênh lệch thì cần điều chỉnh kế hoạch.

Theo tác giả Trần Kiểm “Kiểm tra là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lí với các quyết định quản lí đã lựa chọn” [21].

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm thẩm định, đánh giá, phát hiện và điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch. Quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động giáo dục KNS được thực hiện trong suốt quá trình tổ chức. Muốn kiểm tra, đánh giá chính xác người cán bộ quản lý phải chú ý tới các nội dung sau:

33

+ Xác định được cách kiểm tra.

+ Xác định mục tiêu, các tiêu chí kiểm tra đánh giá giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học.

+ Tổ chức bộ máy nhân sự (lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá, cơ chế phối kết hợp làm việc) không chỉ là cán bộ, giáo viên, cán bộ chuyên trách mà còn có các lực lượng xã hội khác tham gia vào kiểm tra đánh giá học sinh.

+ Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.

- Trong kiểm tra, người CBQL cần được quan tâm đến việc thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung hoạt động GDKNS; kiểm tra hoạt động giáo dục KNS thông qua dự một số hoạt động, sinh hoạt tập thể; việc kiểm tra đánh giá xếp loại thực hiện hoạt động GDKNS và việc phối hợp các lực lượng trong việc thực hiện hoạt động GDKNS.

- Đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục KNS sẽ góp phần đánh giá hạnh kiểm của học sinh. Do vậy việc đánh giá cần tập trung vào:

+ Đánh giá nhận thức của học sinh về mục tiêu, nội dung của chương trình, về năng lực các em phải rèn luyện.

+ Thái độ chủ động, tích cực trong hoạt động GDKNS, thúc đẩy quá trình rèn luyện vươn lên về mọi mặt: học tập văn hoá, trau dồi năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.

- Hình thức đánh giá: Thông qua bản thu hoạch, sự quan sát quá trình hoạt động, những ý kiến trao đổi, toạ đàm của học sinh và những đánh giá nhận xét của CMHS, bạn bè và các thành viên giáo dục khác của nhà trường.

- Đối với giáo viên:

+ Kiểm tra định kỳ: Đối chiếu kế hoạch giáo dục trong sổ công tác, kế hoạch cá nhân của giáo viên với thực tế và sổ trực của nhà trường.

+ Đánh giá tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp giữa GVCN lớp và GV bộ môn, với các tổ chức đoàn thể khác trong và ngoài trường.

+ Kiểm tra kế hoạch, thiết kế chương trình, nội dung giáo dục KNS của giáo viên khi được giao nhiệm vụ.

34

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp giáo dục KNS cho HS, cụ thể:

+ Điều kiện kinh tế của gia đình và của địa phương góp phần cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường, cho HS, tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động giáo dục KNS.

+ Điều kiện kinh tế địa phương là cơ sở cho việc xây dựng các chế độ chính sách của địa phương dành cho những người tham gia công tác giáo dục KNS. Trong quá trình tổ chức các hoạt động phối hợp giữa các lực lượng giáo dục như đã nêu, một thực tế là, nhiều lực lượng xã hội rất nhiệt tình ủng hộ chủ trương tổ chức các hoạt động giáo dục KNS, nhưng vì điều kiện kinh tế không có nên các lực lượng đó không phát huy được tác dụng.

+ Điều kiện kinh phí, giúp cho Hiệu trưởng có thể xây dựng chế độ ưu đãi, động viên khen thưởng những người tích cực tham gia hoặc có thành tích trong công tác giáo dục KNS cho HS.

- Điều kiện văn hóa xã hội của địa phương cũng có tác động không nhỏ tới các hoạt động giáo dục KNS, cụ thể:

+ Các tổ chức Đảng, chính quyền, các lực lượng xã hội ở các địa phương nếu được tổ chức tốt, sẽ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, nhất là trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Do đó nhà quản lý cần tận dụng sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực, nhằm biến nhiệm vụ giáo dục HS thành nhiệm vụ của toàn dân.

+ Gia đình hạnh phúc, xã hội ổn định, môi trường xã hội lành mạnh...là điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa các lực lượng xã hội tổ chức tốt các hoạt đông giáo dục KNS cho HS.

+ Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương, nếu tổ chức tốt sẽ lôi cuốn HS, gia đình HS tham gia, qua đó tạo cơ hội cho các hoạt động giáo dục KNS.

35

+ Truyền thống văn hóa địa phương, trình độ dân trí, các hoạt động câu lạc bộ... ở các địa phương có nhiều ảnh hưởng đến công tác giáo dục KNS.

- Hiện nay, việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS của các nhà trường vẫn hoàn toàn dựa vào các văn bản chỉ đạo của Phòng giáo dục, Sở giáo dục và Bộ giáo dục và đào tạo. Nếu các văn bản được ban hành đầy đủ, đảm bảo tính thời sự (thường xuyên được bổ sung), sát với thực tiễn cơ sở thì các nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch đảm bảo đầy đủ và đúng theo yêu cầu đặt ra.

Bên cạnh những văn bản mang tính pháp lý, thì cũng cãn có sự chỉ đạo sát sao của Sở, Phòng GD&ĐT đối với hoạt động giáo dục KNS từ việc triển khai kế hoạch tới các nhà trường đến việc giám sát, kiểm tra phải cụ thể, rõ ràng đồng thời có tiêu chí đánh giá việc quản lý, thực hiện hoạt động giáo dục KNS mới có thể thúc đẩy các nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục KNS có hiệu quả.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên làm ảnh hưởng đến kết quả GDKNS cho học sinh.

- Nhận thức của gia đình chưa cao, chủ yếu là giao trách nhiệm cho nhà trường. - Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, mối quan hệ giữa các môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội về giáo dục KNS chưa tốt.

Tóm lại, việc quản lý giáo dục KNS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, xác định và làm rõ các yếu tố trên giúp cho việc quản lý hoạt động giáo dục KNS của nhà trường đạt hiệu quả hơn. Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục KNS trong nhà trường. HS có điều kiện rèn KNS để thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về giáo dục KNS cho học sinh như:

- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một hoạt động có ý nghĩa và có tầm quan trọng đặc biệt nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho các em.

36

Thông qua hoạt động giáo dục KNS giúp các em ngày càng phát triển về mặt nhận thức, thành thạo về mặt kĩ năng và đó chính là tiền đề quan trọng để giúp các em có thể tham gia vào các hoaṭ động xã hội một cách tốt nhất. Chính vì vậy các nhà trường tiểu học cần quan tâm và chú trọng đến nhiệm vụ này trong các hoaṭ giáo dục của mình.

- Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học đó là công tác quản lý của nhà trường. Do vậy, người Hiệu trưởng với tư cách là người đứng đầu cần phải thực hiện tốt các chức năng của quản lý của mình, chủ động trong tất cả các khâu của quá trình quản lý, từ việc lập kế hoạch, xây dựng lực lượng, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Song song đó, người quản lý phải thể hiện tính tiên phong, gương mẫu trong nhận thức và trang bị kiến thức, kỹ năng về giáo dục KNS cho tập thể đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên trong cơ sở, đồng thời trang bị các cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giáo dục kĩ năng sống.

37

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỦA HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG

2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Vị Thủy là một huyện thuộc tỉnh Hậu Giang, Vị Thủy trước đây ban đầu chỉ là tên một xã thuộc huyện Long Mỹ và sau đó lại thuộc huyện Vị Thanh của tỉnh Cần Thơ cũ. Sau này, lại tách đất xã Vị Thủy để thành lập mới xã Vị Thắng. Ngày 1 tháng 7 năm 1999, dựa theo Nghị định số 45/1999/NĐ-CP, huyện Vị Thủy (lúc bấy giờ thuộc tỉnh Cần Thơ) được thành lập trên phần đất còn lại của huyện Vị Thanh cũ, sau khi đã tách đất để thành lập thị xã Vị Thanh. Ngoài ra, xã Vị Thủy cũng được tách ra để thành lập mới xã Vị Trung. Đồng thời, lại tách đất hai xã Vị Thủy và Vị Thắng để thành lập mới thị trấn Nàng Mau - thị trấn huyện lỵ của huyện Vị Thủy.

Về vị trí địa lý, huyện Vị Thủy ở phía Tây của tỉnh Hậu Giang; Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A; Phía Nam giáp thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ; Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và thành phố Vị Thanh; Phía Đông giáp huyện Phụng Hiệp.

Sau khi thành lập, huyện Vị Thủy có 23.171,04 ha diện tích đất tự nhiên và 95.138 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã là thị trấn Nàng Mau và các xã Vị Thắng, Vị Bình, Vị Trung, Vị Thủy, Vị Đông, Vị Thanh, Vĩnh Tường, Vĩnh Trung, và Vĩnh Thuận Tây.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Huyện Vị Thủy thuộc tỉnh Hậu Giang.

Huyện Vị Thủy có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp với những vùng lúa chất lượng cao. Ở đây còn có giống cá thát lát, khóm Cầu Đúc, quýt Long Trị nổi tiếng của Nam Bộ. [46]

38

tục phát triển ổn định, có 16/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năng suất, sản lượng lúa, rau màu, cây ăn trái đều tăng so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lúa hơn 305.728 tấn, đạt 103,90% kế hoạch, tăng 4,1% so với năm 2017 (đây là năm có sản lượng cao nhất từ trước đến nay). Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ diễn ra ổn định; thu ngân sách đạt 119,09% kế hoạch (đứng thứ 2 của tỉnh); tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,77 % (kế hoạch 81,30%); an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định.

Các chính sách về an sinh xã hội thực hiện có hiệu quả; công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được chú trọng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 giảm xuống còn 6,85% (giảm 2,53% so với năm 2017). Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm thực hiện tốt, số cas sốt xuất huyết, tay - chân - miệng giảm so với cùng kỳ. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, kinh tế-xã hội của huyện cùng còn một số khó khăn, hạn chế như: việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiệu quả chưa cao. Việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp còn nhiều hạn chế. Liên kết sản xuất tiêu thụ giữa doanh nghiệp với nông dân chưa nhiều. Năng lực hoạt động của một số hợp tác xã, tổ hợp tác chưa cải thiện đáng kể. Công tác cải cách hành chính tuy có những chuyển biến tích cực nhưng thực hiện còn chậm so với yêu cầu.

2.1.2. Khái quát đặc điểm Giáo dục–Đào tạo huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Về qui mô giáo dục: Năm học 2018- 2019, toàn huyện có 49 trường (11 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 8 trường THCS, 3 trường THPT); có 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên, 10 trung tâm học tập cộng đồng. Số học sinh mầm non, tiểu học, THCS, THPT có 19.045 em/643 nhóm, lớp (mầm non: 3.3242 trẻ/106 nhóm, lớp; tiểu học: 8.421 HS/335 lớp; THCS: 5.458 HS/151 lớp; THPT: 1.924 HS/51 lớp). Tỉ lệ bình quân số học sinh/lớp của các cấp học là 29.62/lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)