Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 83)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp khi đề xuất phải bảo đảm tính mục tiêu khi xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là toàn bộ quá trình quản lý của các chủ thể quản lý giáo dục đến đối tượng quản lý nhằm hướng tới mục tiêu là “giúp học sinh phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ ở từng em, chuẩn bị tốt cho học sinh những kỹ năng sống cơ bản giúp các em bước vào học lớp hay cấp học tiếp theo” [6]. Đồng thời đây là vấn đề mang tính nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Mục tiêu của việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là giúp cho các chủ thể quản lý nắm chắc tình hình mọi mặt về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chất lượng, hiệu quả giáo dục kỹ năng sống của nhà trường là đích cần đạt được trong mọi hoạt động của cán cán bộ quản lý giáo dục cũng như đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường, nó phản ánh uy tín giáo dục của nhà trường và được biểu hiện ra ngoài bằng những kỹ năng sống cần thiết của học sinh trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời cũng là cơ sở để phụ huynh học sinh tin tưởng gửi con em mình cho nhà trường. Do vậy, tất cả các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống đều phải hướng tới mục đích hình thành ở học sinh những phẩm chất và kỹ năng sống cần thiết để các em tham gia vào hoạt động học tập cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

73

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Đây là yêu cầu rất quan trọng khi xác định và tiến hành các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Vị Thủy. Đảm bảo phù hợp thực tiễn, tức là toàn bộ hệ thống biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống phải gắn với nhu cầu thực tiễn, giải quyết được những mâu thuẫn thực tiễn đang đặt ra trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện. Các biện pháp được đề xuất phải đảm bảo tính ứng dụng hiệu quả, có khả năng tổ chức triển khai thực hiện được trong thực tiễn, thể hiện được sự cần thiết và tính khả thi khi triển khai trong thực tiễn. Tính cụ thể trong hệ thống biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không chỉ là yêu cầu của quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, mà còn là cơ sở để đảm bảo tính mục đích và tính thực tiễn của hoạt động quản lý giáo dục. Đảm bảo tính cụ thể, tức là việc yêu cầu hệ thống biện pháp được đề xuất phải trực tiếp tác động vào các thành tố của quá trình quản lý dạy học như: chủ thể quản lý; các nội dung quản lý cụ thể; những hình thức, phương thức quản lý và những điều kiện vật chất kỹ thuật cũng như môi trường thuận lợi đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Đây là yêu cầu rất quan trọng nhằm xác định và tiến hành các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống được đề xuất phải thể hiện rõ tính hiệu quả nhằm đạt được kết quả rõ rệt trong thực tiễn, gắn liền với đặc điểm, thực trạng quá trình giáo dục nói chung, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường nói riêng. Hiệu quả của các biện pháp đề xuất phải được thể hiện ở hiệu quả của các nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các chủ thể quản lý và hiệu quả của hoạt động dạy học của giáo viên. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý mọi mặt hoạt động của nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

74

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đây là yêu cầu rất quan trọng, thể hiện đích cần đạt được khi xác định và tiến hành các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống được đề xuất phải thể hiện rõ tính hiệu quả, tức là có tính khả thi cao, đạt được kết quả rõ rệt trong thực tiễn, gắn liền với đặc điểm, thực trạng quá trình giáo dục nói chung, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường nói riêng. Hiệu quả của các biện pháp đề xuất phải được thể hiện ở hiệu quả của các nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các chủ thể quản lý và hiệu quả của hoạt động dạy học của giáo viên. Do vậy, các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý mọi mặt hoạt động của nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần coi trọng hoạt động của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong các nhà trường. Nhà quản lý phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, cá nhân trong công tác giáo dục kỹ năng sống mới đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các lực lượng tham gia quản lý mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường, bởi lẽ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học phải là việc làm thường xuyên, giáo dục kỹ năng sống không nằm trong không gian, thời gian, địa điểm nhất định, chỉ có thể nâng cao trách nhiệm, trao quyền tự chủ để các lực lượng giáo dục chủ động, sáng tạo trong công tác giáo dục kỹ năng sống mới thu được kết quả cao.

Yêu cầu đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn, cụ thể, hiệu quả thiết thực, tính hệ thống và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các lực lượng quản lý là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở các trường tiểu học huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện nay.

75

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG

Xuất phát từ những nguyên tắc đề xuất như nêu trên trên, từ thực trạng hoạt động GDKNS và quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh các trường tiểu học ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang đã được khảo sát ở chương 2. Tác giả đề xuất cho hiệu trưởng (hay đội ngũ làm công tác GDKNS được hiệu trưởng phân công) sáu biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh các trường tiểu học ở huyện Vị Thủy,tỉnh Hậu Giang, như sau:

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

3.2.1.1.Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về tầm quan trọng trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Từ việc nâng cao nhận thức, họ sẽ có một cái nhìn đúng đắn về công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho các em, Ban giám hiệu nhà trường sẽ có những quyết định hợp lý cho hoạt động GDKNS cho học sinh tại trường.

Điều chỉnh được tư tưởng, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhà trường để phát huy tinh thần chăm sóc giáo dục trẻ cũng như nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.

Yếu tố nhận thức còn là cơ sở để kết nối sức mạnh, sự đoàn kết, phát huy được tính chủ động, tinh thần tích cực, ý chí phấn đấu vì mục tiêu chung của đội ngũ giáo viên.

3.2.1.2.Nội dung của biện pháp

Kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động GDKNS cho học sinh và thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh cho ta thấy còn tồn tại một số bất cập, đội ngũ CBQL, giáo viên còn nhận thức chưa thực sự sâu sắc và toàn diện về vấn đề này. Bắt nguồn từ tư duy, nhận thức của con người sẽ quyết định vấn đề, sự việc có được đổi mới hay không, hay nói cách khác sự đổi mới thành công được thực hiện khi và chỉ khi tư duy và nhận thức của con người được nâng cao, đổi mới .

76

Ngoài ra, khi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh cho thấy yếu tố về trình độ của đội ngũ giáo viên, và yếu tố gia đình học sinh có tác động, ảnh hưởng sâu sắc nhất đến mức độ thành công của công tác quản lý hoạt động GDKNS cho các em. Vì vậy, nhà trường cần phải thay đổi quan điểm, nhận thức về nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên, để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh. Đồng thời tăng cường tuyên truyền đến phụ huynh học sinh về việc GDKNS cho học sinh ngay khi các em ở gia đình. Vì chỉ có tri thức hóa toàn diện mới có thể thoát khỏi tụt hậu. Quản lý tốt hoạt động GDKNS cho học sinh trước hết cần tăng cường biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, cán bộ giáo viên, … về vai trò, trách nhiệm của bản thân với những nội dung và cách thức thực hiện như sau:

- Quán triệt, nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, của bộ ngành và địa phương cho cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh về sự cần thiết, vai trò tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh nhằm thống nhất về quan niệm giáo dục, giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Nâng cao ý thức trách nhiệm của họ trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, qua thái độ lao động tận tụy, qua phong cách lối sống của nhà giáo.

- Phát huy cao độ kỹ năng sư phạm, tình yêu thương học sinh và trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh như “người mẹ thứ hai” của các em để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

- Tuyên truyền cho các lực lượng giáo dục hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi, quyền hạn của họ trong công tác giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống đó là trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, trách nhiệm của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên, tổ chức đoàn thể công đoàn, Đoàn Thanh niên….

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh giúp phụ huynh học sinh hiểu việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà

77

trường mà còn là trách nhiệm của phụ huynh. Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường sẽ bị hạn chế nếu không nhận được sự phối hợp, hỗ trợ, sự cộng hưởng về tinh thần.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vị Thủy cần cụ thể hóa các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Bộ - Sở - Phòng Giáo dục và Đào tạo để hoạt động giáo dục kỹ năng sống của mỗi nhà trường đạt được mục tiêu đề ra. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vị Thủy và các ban ngành địa phương về hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng những kế hoạch cụ thể tới từng cán bộ quản lý và giáo viên trong các nhà trường.

- Tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và phụ huynh học sinh. Thành phần ngoài đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, khách mời của các buổi hội thảo và các lớp tập huấn nên có đại diện lãnh đạo các cấp, đại diện các ban ngành đoàn thể của địa phương và Ban đại diện phụ huynh học sinh.

- Thường xuyên tuyên truyền về hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường như: các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt của tổ chức công đoàn, hội phụ huynh học sinh. Các hoạt động tuyên truyền cần kết hợp chặt chẽ với các ngày lễ của đất nước, thông qua ngày lễ như Quốc tế thiếu nhi 1.6, tết Trung thu, ... Trong đó cần chú trọng đến hoạt động dự giờ, thao giảng,… tạo điều kiện cho đội ngũ làm công tác GDKNS cho học sinh có dịp trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, … Qua đó nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ làm công tác GDKNS cho học là việc làm cần thiết và quan trong, nó làm một trong những hoạt động chính, hoạt động chủ lực góp phần cho các em tiếp thu tốt những kiến thức các môn học trong lớp và các em lĩnh hội được những kỹ năng cơ bản áp dụng vào thực tế học tập của các em ở hiện tại và áp dụng vào cuộc sống sau này.

- Tổ chức cho giáo viên và đại diện các tổ chức đoàn thể đi tham quan, giao lưu, học tập những tập thể, cá nhân điển hình trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường bạn trong và ngoài huyện, tỉnh.

78

- Nâng cao năng lực cho CBQL nhằm nhìn nhận đúng đắn về vấn đề cũng như nắm bắt được tình hình hoạt động GDKNS cho học sinh tại nhà trường, đồng thời là người quyết đoán, dám nêu lên những ý kiến, đưa ra những kiến nghị phù hợp, thuyết phục để trình lên lãnh đạo cấp trên xem xét, ....

- Cán bộ quản lý các trường tiểu học cần chủ động tham mưu, phối hợp với Hội phụ nữ, trạm y tế xã, Hội khuyến học của địa phương tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe học sinh, hoặc cách giải quyết những tình huống khó xử xảy ra giữa người lớn và trẻ em; triển khai sâu rộng phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, ... Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh hoặc những lần gặp gỡ giữa nhà trường và gia đình, ngoài việc thông báo tình hình học tập, ý thức kỉ luật của học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường cần lưu ý gia đình về những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, các hiện tượng nuông chiều con quá mức khiến các em sinh ra tính lười biếng, ích kỷ, ỉ lại, và đặc biệt các em sẽ thiếu những kỹ năng sống cần thiết. Ngược lại nếu cư xử với trẻ em quá hà khắc, nghiệt ngã, áp đặt, không công bằng dẫn các em hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)