Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 53)

Để thực hiện tốt việc quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh, điều đầu tiên đòi hỏi người quản lý cũng như đội ngũ giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Chính vì vậy tác giả đã tiến hành khảo sát nhận thức của nhóm đối tượng CBQL (nhóm 1), giáo viên (nhóm 2), nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, kết quả khảo sát được ghi nhận:

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

STT Nội dung Đối

tượng

Mức độthực hiện

ĐTB Thứ hạng

1

Là cầu nối giúp học sinh biến kiến thức đã học trong nhà trường thành những hành động cụ thể, thói quen lành mạnh. CBQL 3.32 3.35 2 3 GV 3.38 3

2 Làm cho học sinh và những người khác cùng hạnh phúc.

CBQL 3.26

3.32 3 4

GV 3.37 4

3 Giúp HS luôn vững vàng trước khó khăn, thử thách.

CBQL 3.26

3.31 3 5

GV 3.37 4

4 Giúp HS luôn yêu đời và làm chủ được cuộc sống của mình.

CBQL 3.16

3.24 4 6

GV 3.33 5

5 Giúp học sinh phát triển nhân cách. CBQL 3.32 3.37 2 2

GV 3.41 2

6 Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. CBQL 3.47 3.46 1 1 GV 3.45 1 Ghi chú: CBQL: 19; GV: 205

43

Kết quả khảo sát ở bảng 2.1 cho ta thấy, đa số CBQL, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, nhóm 1 đánh giá cao nhất đó là nội dung thứ 6: “Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.” [ĐTB: 3.46, TH: 1]. Xếp hạng thứ 2 là nội dung thứ 5: “Giúp học sinh phát triển nhân cách.” [ĐTB: 3.37, TH: 2]. Xếp ở thứ hạng 3 với điểm trung bình 3.35 là nội dung thứ nhất: “Là cầu nối giúp học sinh biến kiến thức đã học trong nhà trường thành những hành động cụ thể, thói quen lành mạnh”. Ở mức xếp hạng thứ 4, 5 và 6 lần lượt là các nội dung “Làm cho học sinh và những người khác cùng hạnh phúc.”; “Giúp HS luôn vững vàng trước khó khăn, thử thách.” Và “Giúp HS luôn yêu đời và làm chủ được cuộc sống của mình”.

Qua đó, chúng ta thấy được, tất cả CBQL và GV được hỏi về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh tiểu học đều cho rằng hoạt động này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đạt được kết quả giáo dục toàn diện là nhờ hoạt động giáo dục KNS đã giúp học sinh phát triển nhân cách thông qua cầu nối các em tham gia hoạt động giáo dục KNS giúp học sinh biến kiến thức đã học trong nhà trường thành những hành động cụ thể, thói quen lành mạnh.

Tuy nhiên, ở bảng 2.1 cũng cho chúng ta nhận định việc giáo dục KNS cho học sinh cả CBQL và GV đều chưa thấy được những khía cạnh đặc biệt cần chú ý đến để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh đó là các nội dung “Làm cho học , sinh và những người khác cùng hạnh phúc.”; “Giúp HS luôn vững vàng trước khó khăn, thử thách.” và “Giúp HS luôn yêu đời và làm chủ được cuộc sống của mình”. Song song đó, ở nội dung số 6, số 5 và số 1 khi được hỏi tất cả CBQL và GV đều cho rằng các nội dung này rất quan trọng nhưng khi trao đổi tìm hiểu rõ thêm về cách thực hiện nhằm giáo dục KNS cho HS từ những nội dung trên. Kết quả cho thấy đa số CBQL và GV còn nêu chung chung theo kiểu lý thuyết suông, không nêu được cách làm cụ thể nhằm giáo dục KNS cho các em. Từ đó ở một số trường tiểu học hiện nay chưa giúp các em phát triển những nội dung này.

2.3.2. Về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Để nhận định được mức độ thực hiện nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, tác giả đã tiến hành khảo sát CBQL và GV thu được kết quả sau:

44

Bảng 2.2. Thực trạng về nội dung giáo dục KNS được thực hiện ở trường tiểu học

STT Nội dung Đối

tượng Mức độ thực hiện ĐTB Thứ hạng 1 Nhóm kỹ năng nhận thức CBQL 3.32 3.35 2 2 GV 3.39 2 2 Nhóm kỹ năng xã hội CBQL 3.26 3.32 3 3 GV 3.39 2

3 Nhóm kỹ năng quản lý bản thân CBQL 3.00 3.18 6 6

GV 3.36 5

4 Nhóm kỹ năng hợp tác CBQL 3.21 3.30 4 4

GV 3.38 3

5 Nhóm kỹ năng giao tiếp CBQL 3.05 3.21 5 5

GV 3.37 4

6 Nhóm kỹ năng phòng chống bạo lực CBQL 3.37 3.39 1 1

GV 3.41 1

Ghi chú: CBQL: 19; GV: 205

Kết quả khảo sát bảng 2.2 cho thấy tất cả CBQL và GV được hỏi đều nhận định nội dung giáo dục KNS cho học sinh tiểu học là nhóm kỹ năng thứ 6 “Nhóm kỹ năng phòng chống bạo lực”, với ĐTB là 3.39 thuộc thứ hạng 1. Xếp thứ 2 là “Nhóm kỹ năng nhận thức”, với ĐTB là 3.35. Tiếp theo nội dung được đánh giá cao là “Nhóm kỹ năng xã hội”, với ĐTB là 3.32 xếp hạng thứ 3.

Như vậy, ở các trường tiểu học hiện nay nội dung giáo dục KNS cho học sinh không chỉ hình thành cho các em những kỹ năng nhận thức đơn thuần nữa mà còn muốn thông qua hoạt động giáo dục KNS cho học sinh nhằm giúp các em có kỹ năng phòng chống bạo lực và phù hợp với thực tế của xã hội phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên, ở các trường hiện nay, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm- những người thường xuyên và trực tiếp trong việc hướng dẫn, giáo dục KNS cho HS nhưng vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của “Nhóm kỹ năng hợp tác”; “Nhóm kỹ năng giao tiếp” và “Nhóm kỹ năng quản lý bản thân” nên đã được xếp thứ hạng 4, 5 và 6. Trong thực tế cuộc sống các em rất cần có những kỹ năng này nhưng đây là những kỹ năng cần có quá trình rèn luyện và phát triển nên kết quả khảo sát chưa được đánh giá thực hiện thường xuyên.

45

2.3.3. Về phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Phương pháp giảng dạy - giáo dục nói chung và phương pháp giáo dục KNS cho học sinh tiểu học nói riêng là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục - đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học. Qua đó tác giả đã khảo sát thực trạng, với kết quả:

Bảng 2.3. Thực trạng về phương pháp giáo dục KNS cho HS ở trường tiểu học

STT Nội dung Đối

tượng

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

ĐTB Thứ hạng ĐTB Thứ hạng 1 Phương pháp hợp tác theo nhóm CBQL 3.32 3.36 2 2 3.42 3.41 2 2 GV 4.40 2 3.40 2

2 Phương pháp giải quyết vấn đề. CBQL 3.42 3.42 1 1 3.53 3.47 1 1 GV 3.42 1 3.41 1 3 Phương pháp đóng vai. CBQL 3.21 3.28 4 4 3.32 3.37 4 4 GV 3.36 3 3.39 3 4 Phương pháp tổ chức trò chơi. CBQL 3.26 3.33 3 3 3.37 3.39 3 3 GV 3.40 2 3.40 2 5 Phương pháp động não. CBQL 3.00 3.17 6 6 2.95 3.12 5 6 GV 3,34 4 3.30 5 6 Phương pháp nghiên cứu tình huống. CBQL 3.16 3.24 5 5 3.32 3.33 4 5 GV 3.32 5 3.34 4 7 Phương pháp dự án CBQL 2.84 3.07 7 7 3.28 3.08 6 7 GV 3.28 6 3.26 6 Ghi chú: CBQL: 19; GV: 205

Đa số giáo viên lựa chọn “Phương pháp giải quyết vấn đề” nhằm GDKNS cho học sinh, với thứ hạng số 1, điểm trung bình là 3.42. Xếp hạng thứ 2 là nhóm phương pháp “Phương pháp hợp tác theo nhóm” và “Phương pháp tổ chức trò chơi” Trong nhóm nghiên cứu chọn phương pháp giáo dục KNS cho học sinh ở thứ hạng số 4, 5, 6 và 7 là “Phương pháp đóng vai”; “Phương pháp nghiên cứu

46

tình huống”; “Phương pháp động não” và “Phương pháp dự án” với điểm trung bình 3.28, 3.24, 3.17 và 3.06

Chúng ta nhận thấy rằng đối với hoạt động giáo dục KNS cho học sinh được giáo viên tích hợp lồng ghép vào các hoạt động trong ngày thông qua nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, sao cho phù hợp, để trẻ được học một cách nhẹ nhàng và tinh tế.

Điều này cũng cho thấy với cách tổ chức các phương pháp giáo dục KNS cho học sinh tiểu học CBQL và GV chưa vận dụng tối đa các phương pháp giáo dục hiện nay theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.

Mặc dù đội ngũ làm công tác tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh có kết quả đáng kể nhưng để tìm hiểu xem các phương pháp đó học sinh có vận dụng được và các hoạt động và mang lại hiệu quả như thế nào qua quá trình tham gia các hoạt động giáo dục KNS của các em. Kết quả khảo sát ở 150 em học sinh như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của học sinh về thực hiện phương pháp giáo dục KNS tại trường tiểu học

STT Nội dung Số

lượng

Kết quả thực hiện

ĐTB Thứ hạng

Giáo viên giảng dạy và tổ chức các hoạt động dựa trên quan điểm lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS

150 3.25 3

2

Các phương pháp giáo dục KNS cho học sinh của giáo viên gây hứng thú, say mê, ... trong các em, giúp cho học sinh tiếp thu các kỹ năng nhanh, nhớ lâu, vận dụng tốt.

150 3.31 1

3

Giáo viên thường xuyên cho học sinh tự quản trong các hoạt động. Các em biết tự xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá chất lượng các hoạt động.

150 3.29 2

4 Công tác giúp đỡ học sinh nhút nhát, thiếu tự tin,.

và bồi dưỡng năng cao kỹ năng cho học sinh. 150 3.25 3 Kết quả trên cho ta thấy nội dung “Các phương pháp giáo dục KNS cho học sinh của giáo viên gây hứng thú, say mê, ... trong các em, giúp cho học sinh tiếp thu

47

các kỹ năng nhanh, nhớ lâu, vận dụng tốt” xếp hạng thứ nhất, với ĐTB là 3.31. Xếp hạng thứ 2 là nội dung “Giáo viên thường xuyên cho học sinh tự quản trong các hoạt động. Các em biết tự xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá chất lượng các hoạt động”. Như vậy việc vận dụng các phương pháp giáo dục KNS cho sinh ở các trường hiện nay rất phong phú và khi tổ chức thực hiện người tổ chức hoạt động đã theo dõi quá trình thực hiện của các em một cách tốt nên được các em đánh giá rất cao. Tuy nhiên, việc theo dõi hỗ trợ, uốn nắn của đội ngũ này chưa bao quát hết số học sinh cùng tham gia nên chưa kịp thời giúpđỡ những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin từ đó dẫn đến chưa thực hiện tốt phương pháp lấy người học làm trung tâm, chưa phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS như ngành đang phát động như hiện nay.

Song song với phương pháp giáo dục KNS thì hình thức tổ chức cũng đóng vai trò quan trọng vì hình thức tổ chức như thế nào? Có sinh động, có phù hợp, … sẽ thúc đẩy được khả năng tư duy, sáng tạo và lĩnh hội kiến thức ở các em. Qua khảo sát đã nhận được kết quả:

Bảng 2.5. Thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục KNS cho học sinh ở trường tiểu học S T T Hình thức tổ chức Đối tượng

Mức độ thực hiện Kết quả đạt được

ĐTB Thứ

hạng ĐTB

Thứ hạng

1 Giáo dục thông qua tích hợp trong các môn học CBQL 3.53 3.49 1 1 3.58 3.51 1 1 GV 3.44 1 3.45 1 2 Tổ chức lồng ghép và các hoạt động giáo dục ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

CBQL 3.47 3.45 2 2 3.47 3.46 2 2 GV 3.43 2 3.44 2 3 Tích hợp thông qua tổ chức dạy học các môn học tự chọn. CBQL 3.32 3.35 3 3 3.32 3.36 3 3 GV 3.39 3 3.40 3 Ghi chú: CBQL: 19; GV: 205

48

Qua phân tích thực tế, chúng tôi thấy rằng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chủ yếu giáo dục thông qua việc tích hợp các môn học (Tiếng Việt, Đạo đức, ...) hình thức này đứng ở vị trí số 1, với ĐTB là 3.49 cũng là lẽ đương nhiên bởi vì giáo dục thông qua việc tích hợp các môn học là giáo viên tổ chức giảng dạy hàng ngày (hình thức tổ chức dạy học trên lớp hiện nay còn rất nhiều giáo viên xem trọng và thực hiện). Trong đó dặc biệt là bộ môn giáo dục hành vi đạo đức, giáo dục giá trị sống và chuyên sâu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Những năm gần đây, việc giáo dục đạo đức, giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh được Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT quan tâm tổ chức các chuyên đề và chỉ đạo sát sao việc chú trọng dạy đạo đức, dạy đạo đức chính là cái gốc của việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh nên cả giáo viên và học sinh đều quan tâm đến môn học này hơn. Song đi sâu vào tìm hiểu việc giảng dạy và học tập các môn học có lồng ghép giáo dục KNS cho HS thì cũng còn có điều bất ổn. Qua trao đổi với giáo viên NTXT, trường tiểu học VTT và một số giáo viên khác các ý kiến đều có nội dung “Chỉ khi có người dự giờ mới dạy chúng tôi mới quan tâm đến việc lồng ghép giáo dục KNS với môn học còn những tiết dạy bình thường chúng tôi ít quan tâm do áp lực về thời gian là phải hoàn thành kiến thức môn học trong tiết dạy và các môn học khác trong buổi dạy”.Với ý kiến như trên có thể nhận định rằng: giáo viên chưa thực sự dành thời gian cho việc liên hệ thực tế nhằm giáo dục KNS cho HS, việc giảng dạy còn nặng về lý thuyết, chưa dành nhiều thời gian thực hành, luyện tập cho học sinh v.v.

Hình thức tổ chức tổ chức lồng ghép và các hoạt động giáo dục ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kỹ năng sống cho các em đứng vị trí thứ 2, điều này chứng tỏ các nhà trường đã chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh thong qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp học sinh tích cực tự giác tham gia các hoạt động có tác dụng tốt trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Song việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kỹ năng sống cần xây dựng nội dung chương trình và phân công cụ trình cụ thể vì không khéo sẽ trở thành hoạt động mang tính hình thức, không hiệu quả lại tốn kém.

Theo đó, hình thức giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học tự chọn được đánh giá có tác dụng giáo dục kỹ năng sống cho các em ở thứ bậc thứ 3. Hình

49

thức này đã được các nhà trường chú ý đến nhưng thực tế qua trao đổi với CBQL và GV đều cho rằng hoạt động này chỉ tổ chức được những trường trọng điểm vì những trường này có cơ sở vật chất và người hướng dẫn các em thực hiện.

Phương tiện và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được đội ngũ làm công này quan tâm nhưng những phương tiện và hình thức đó có phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của học sinh khi tham gia hoạt động hay không. Các em đã vận dụng các phương tiện và hình thức đó vào hoạt động đạt hiệu quả như thế nào? Tạo sự sinh động, sự hứng thú cho các em tham gia và từ đó kết quả đạt được cao hơn nên tác giả đã tổ chức khảo sát và kết quả là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)