(Nguồn: Phòng đào tạo công ty) Hình 5: Sơ đồ tổ chức bộ máy Trưởng chi nhánh Marketing Offline Marketing Online Tư vấn du học Giáo viên Fulltime Giáo viên Parttime Bộ phận
Marketing Bộ phận đào tạo
2.2. Kết quả hoạt động của Jellyfish Education Huế qua các năm từ năm 2016-2018
Bảng 4: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đào tạo của Jellyfish Education Huế từ năm 2016-2018 (ĐVT: triệu đồng) Doanh thu/năm 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1 35.15 28.9 37.25 -6.25 82.22 8.35 128.89 2 27.63 69.19 46.09 41.56 250.42 -23.1 66.61 3 65.49 99.14 88.22 33.65 151.38 -10.92 88.99 4 68.52 42.71 37.41 -25.81 62.33 -5.30 87.59 5 85.65 82.48 53.10 -3.17 96.30 -29.38 64.38 6 60.53 69.51 69.16 8.98 114.84 -0.35 99.51 7 48.97 71.59 102.51 22.62 146.19 30.92 143.19 8 66.55 80.16 88.21 13.61 120.45 8.05 110.04 9 85.55 61.53 76.80 -24.02 71.92 15.27 124.82 10 45.69 81.91 101.23 36.22 179.27 19.32 123.59 11 58.73 76.41 91.94 17.68 130.10 15.53 120.32 12 47.21 58.58 74.19 11.37 124.08 15.61 126.65 Tổng doanh thu 695.67 822.11 866.10 126.44 118.18 43.99 105.35
(Nguồn: Phòng kế toán – Nhân sự công ty)
Theo như bảng thống kê trên, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đào tạo của Jellyfish Education Huế có sự biến động qua mỗi năm từ 2016-2018. Ta có thể thấy, tổng doanh thu năm 2016 đạt 695.67 (triệu đồng), năm 2017 đạt 822.11 (triệu đồng) tăng 126.44 (triệu đồng) so với năm 2016 tương đương tăng 18.18%, năm 2018 đạt 866.10 (triệu đồng) tăng 43.99 (triệu đồng) so với năm 2017 tương đương tăng 5.35%. Trong giai đoạn từ năm 2016-2018, doanh thu tăng đáng kể với 170.43 (triệu đồng), nghĩa là đến năm 2018 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đào tạo tăng 24.51% so với năm 2016. Đây là kết quả Jellyfish đạt được trong ba năm qua và cũng được xem là một kết quả tốt.
Nguyên nhân sự biến động: tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đào tạo thu được chủ yếu từ học phí đăng kí học của học viên tại trung tâm. Ngoài cung cấp dịch vụ đào tạo tiếng Nhật thì Jellyfish Eduation Huế còn cung cấp dịch vụ tư vấn và tiếp nhận hồ sơ du học các nước Nhật Bản, Canada, Singapore, Hàn Quốc, Úc, New Zealand. Trong đó dịch vụ du học Nhật Bản chiếm tỉ lệ lớn nhất, đây chính là thế mạnh của Jellyfish Education Huế và từ đó có thể khẳng định dịch vụ đào tạo cũng chính là thế mạnh của Jellyfish Education Huế trong cả đào tạo tiếng Nhật giúp có công việc sau này và đào tạo phục vụ cho du học.
Trong 1 năm sẽ có 2 kỳ tuyển sinh chính là kỳ tháng 4 và kỳ tháng 10. Để có thể đi du học vào kỳ tháng 4 thì du học sinh phải bắt đầu học tiếng Nhật vào khoảng tháng 7 dẫn đến doanh thu tháng 7 sẽ cao và tương tự với kỳ du học tháng 10 thì bắt đầu học tiếng Nhật vào tháng 4 làm tổng doanh tháng 4 sẽ cao. Ngoài kỳ tuyển sinh du học chính vào tháng 4 và tháng 10 thì còn kỳ tháng 3 và tháng 7. Cụ thể năm 2016, doanh thu tháng 5 và tháng 9 cao vì học viên chủ yếu chọn du học kỳ tháng 3 và kỳ tháng 10. Năm 2017, doanh thu phân bố đồng đều qua các tháng có nghĩa là số lượng hồ sơ du học tiếp nhận phân bố khá đồng đều, riêng tháng 1 doanh thu thấp nhất chỉ 28.9 (triệu đồng) do thường thì tháng 1 là tháng Tết nên số lượng tiếp nhận học viên đào tạo cũng ít dẫn đến doanh thu giảm. Năm 2018, tổng doanh thu các tháng 7, tháng 8, tháng 10 và tháng 11 cao chủ yếu là do số hồ sơ du học tiếp nhận nhiều ở tháng 3 và tháng 4.
2.3. Kết quả đào tạo của Jellyfish Education Huế qua các năm từ năm 2016-2018
Ta có thể thấy, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đào tạo từ năm 2016 đến năm 2018 tăng có nghĩa là số lượng học viên đăng kí học cũng tăng lên, cho đến hiện tại thì lượng học viên tại trung tâm đang có xu hướng tăng dần, một phần nhờ các chương trình ưu đãi hấp dẫn, đội ngũ giáo viên có chất lượng chuyên môn tốt và có giáo viên người Nhật tham gia giảng dạy giúp thu hút số lượng lớn học viên và phụ huynh quan tâm. Bảng sau thể hiện số lượng học viên theo học tại trung tâm từ 2016-2018
Bảng 5: Tình hình đào tạo tại Jellyfish Education Huế
(ĐVT: Lượt đăng kí)
Tháng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 0 115 120 2 0 116 92 3 7 126 145 4 8 113 108 5 17 138 118 6 23 118 135 7 23 124 156 8 36 125 168 9 52 157 174 10 73 146 181 11 93 142 173 12 103 111 170 Tổng 435 1531 1740
(Nguồn: Phòng đào tạo)
Tác giả sử dụng lượt đăng kí để phản ánh chính xác hơn tình hình đào tạo tại trung tâm. Tại vì nếu đăng kí khóa N5 thường thì sẽ chia thành 3 khóa nhỏ N5A1, N5A2, N5A3, vậy nên sẽ tính 3 lượt đăng kí cho một khóa học của học viên, và cũng tương tự như các khóa N4, N3 cũng sẽ tính theo số lượt các bạn đăng kí học.
Nhìn chung, tổng số lượt đăng kí của học viên qua 3 năm có sự biến động. Tổng số lượt đăng kí có xu hướng tăng từ năm 2016 đến 2018 đạt từ 435 (lượt) lên đến 1740 (lượt) tăng 1305 (lượt). Tổng số lượt đăng kí năm 2017 đạt 1531 (lượt) tăng 1096 (lượt) so với năm 2016 tương ứng tăng 352%, đây được xem là quá trình phát triển mạnh từ khi trung tâm vừa mới thành lập được 2 năm. Tổng số lượt đăng kí năm 2018 đạt 1740 (lượt) tăng 209 (lượt) so với năm 2017 tương ứng tăng 13,65%. Ta thấy số học viên càng lớn thì tổng số lượt đăng kí càng cao, có nghĩa là tổng số lượt đăng kí tỉ lệ thuận với số học viên đăng kí học. Jellyfish Education từ khi mới thành lập, qua 1
năm đào tạo và phát triển, để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, ngoài các lớp học thường vào các buổi tối trong tuần thì có sự mở rộng đào tạo thêm các lớp cấp tốc vào ban ngày, bên cạnh đó còn có lớp theo yêu cầu nhưng cũng có sự hạn chế hơn so lớp thường và lớp cấp tốc. Số lượng các học viên đăng kí học tăng nhanh qua các năm cho thấy Jellyfish Education là một trong những trung tâm đào tạo Nhật ngữ uy tín ở Huế, ngoài ra nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng dịch vụ giảng dạy ngày càng được nâng cao, có cả giáo viên người Việt và người Nhật tham gia giảng dạy nên thu hút được nhiều người tham gia học.
2.4. Kết quả khảo sát và đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Jellyfish Education Huế - trung tâm tiếng Nhật và tư vấn du học 2.4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 6: Đặc trưng mẫu nghiên cứu
Nhân tố Đặc trưng Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới tính Nữ 108 69.7 Nam 47 30.3 Độ tuổi Dưới 18 21 13.5 Từ 18 – 25 120 77.4 Từ 26 – 40 14 9.0 Nghề nghiệp Học sinh 36 23.2 Sinh viên 84 54.2 Công nhân 3 1.9
Nhân viên văn phòng 8 5.2
Nhân viên công ty 9 5.8
Khác 15 9,7 Thu nhập Dưới 3 triệu 112 72.3 Từ3 – 6 triệu 30 19.4 Từ7 – 10 triệu 9 5.8 Trên 10 triệu 4 2.6
Khóa học N5 110 71 N4 45 29 Số lần đăng ký 1 lần 97 62.6 2 lần 38 24.5 3 lần 20 12.9 Mục đích Du học 79 35.3 Đi làm 57 25.4
Yêu thích văn hóa Nhật 41 18.3
Trau dồi ngoại ngữ 47 21
Nguồn thông tin biết đến
Internet 47 20.1
Review về trung tâm 23 9.8
Facebook 81 34.6
Các bài báo, tạp chí 3 1.3
Người thân, bạn bè giới thiệu 69 29.5
Các sự kiện ở trường do trung
tâm tổ chức 11 4.7
TỔNG 155 100
GIỚI TÍNH
(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu của tác giả) Biểu đồ1: Cơ cấu về giới tính
69,700% 30,300%
Nữ Nam
Kết quả thống kê theo giới tính cho thấy trong 155 bảng hỏi hợp lệ, tỉ lệ nam và nữ chênh lệch nhau khá nhiều, trong đó nữ chiếm 69.7% và nam chiếm 30.3%.
Điều này được xem là hợp lí bởi vì đặc thù của việc học tiếng Nhật là sự siêng năng, chăm chỉ và cần cù. Ở nữ giới thường hơn nam giới ở điểm này nên tỉ lệ theo học của nữ giới thường cao hơn nam giới.
ĐỘ TUỔI
(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu của tác giả) Biểu đồ 2: Cơ cấu về độ tuổi
Qua kết quả thống kê, ta thấy nhóm học viên có độ tuổi từ 18-25 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 77.4%, tại vì đối tượng ở đây đa số là sinh viên, là lứa tuổi đứng trước nhiều sự lựa chọn cho chính mình và có nhiều thời gian đầu tư vào việc học để trau dồi thêm ngoại ngữ cũng như là phục vụ công việc tốt hơn sau khi ra trường. Tiếp theo là nhóm học viên dưới 18 tuổi chiếm tỉ lệ 13.5%, đây là nhóm học viên chiếm tỉ lệ tương đối thấp, đa số đang còn là học sinh cấp 1 và cấp 2, các bạn đã yêu thích Nhật Bản từ nhỏ và có mong muốn đi học, bên cạnh đó là do gia đình đã định hướng sẵn về việc đi Nhật Bản cho con của mình nên quyết định cho con đi học. Nhóm học viên từ 26-40 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất 9%, đây là nhóm người đã ra trường và đi làm được nhiều năm, đa số họ đã có công việc ổn định hoặc đa số là người đã có gia đình nên việc bỏ thời gian để đi học tiếng là điều không dễ dàng, tại vì tiếng Nhật không chỉ học ngày một ngày hai mà cần học liên tục, cần có thời gian và chăm chỉ luyện tập.
13,500% 77,400% 9,00% Dưới 18 tuổi Từ 18 - 25 tuổi Từ 26 - 40 tuổi
NGHỀ NGHIỆP
(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu của tác giả) Biểu đồ 3: Cơ cấu về nghề nghiệp
Thông qua kết quả thống kê, nhóm học viên có nghề nghiệp là sinh viên chiếm tỉ lệ cao nhất 54.2%, tiếp theo là học sinh chiếm 23.2%, tiếp theo là nghề nghiệp khác (thất nghiệp) chiếm 9.7%, tiếp theo là nhân viên công ty công ty và nhân viên văn phòng lần lượt chiếm tỉ lệ 5.8% và 5.2%, cuối cùng công nhân chiếm tỉ lệ thấp nhất 1.9%.
Cũng như phân tích ở trên, sinh viên chiếm tỉ lệ cao nhất và tiếp đến là học sinh, đây là hai đối tượng đang có nhiều thời gian và đa số chỉ dành thời gian vào việc học, chọn học thêm ngoại ngữ để sau này khi ra trường có thể có thể có được các công việc phù hợp với mình hơn.
THU NHẬP
(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu của tác giả) Biểu đồ 4: Cơ cấu về thu nhập
23,200% 54,200% 1,900%5,200% 5,800%9,700% Học sinh Sinh viên Công nhân
Nhân viên văn phòng Nhân viên công ty Khác 72,300% 19,400% 5,800% 2,600% Dưới 3 triệu Từ 3 - 6 triệu Từ 7 - 10 triệu Trên 10 triệu
Qua kết quả thống kê, nhóm thu nhập dưới 3 triệu chiếm tỉ lệ cao nhất là 72.3%, tiếp theo từ 3-6 triệu chiếm 19.4%, tiếp theo từ 7-10 triệu chiếm 5.8%, thu nhập trên 10 triệu chiếm tỉ lệ thấp nhất là 2.6%.
Ta có thể thấy đối tượng học viên đa số là học sinh, sinh viên nên việc có thu nhập trên 3 triệu là không cao, chủ yếu là gia đình chu cấp hoặc một số ít có thể làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải cho việc học, vì vậy mà bao nhiêu sự cố gắng và kết quả học tập đem lại rất quan trọng đối với họ.
KHÓA HỌC
(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu của tác giả) Biểu đồ 5: Cơ cấu về khóa học
Qua kết quả thống kê cho thấy, tỉ lệ học viên đã và đang theo học N5 chiếm tỉ lệ cao nhất là 71% và N4 là 29%
Tại vì trung tâm Jellyfish Huế đang có thế mạnh về du học Nhật, việc các bạn chọn tiếng Nhật cũng nhằm phục vụ cho mục đích du học của mình.
MỤC ĐÍCH HỌC
(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu của tác giả) Biểu đồ 6: Cơ cấu về mục đích học tiếng Nhật
71% 29% N5 N4 35,300% 25,400% 21% 18,300% Du học Đi làm
Trau dồi thêm ngọai ngữ Yêu thích văn hóa Nhật Bản
Qua kết quả thống kê trên cho thấy mục đích học tiếng Nhật của khách hàng chủ yếu là du học chiếm 35.5%, tiếp theo là 25.4% khách hàng học nhằm mục đích đi làm. Bên cạnh đi du học và đi làm, khách hàng còn muốn trau dồi thêm ngoại ngữ và phần ít yêu thích nền văn hóa Nhật Bản nhưng chiếm tỉ lệ thấp hơn lần lượt là 21% và 18.3%. Vì khách hàng chủ yếu chọn học tại Jellyfish Education Huế nhằm mục đích du học và đi làm nên ta có thể khẳng định đào tạo là thế mạnh của trung tâm.
NGUỒN THÔNG TIN BIẾT ĐẾN
(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu của tác giả) Biểu đồ 7: Cơ cấu về nguồn thông tin biết đến
Qua kết quả thống kê trên cho thấy khách hàng biết đến Jellyfish Education Huế chủ yếu thông qua Facebook chiếm 34,6%, đối tượng khách hàng chủ yếu là học sinh sinh viên nên việc tìm kiếm các trung tâm uy tín thông qua các trang mạng xã hội như facebook là một cách thông ụng được nhiều người tìm kiếm nhất nên chiếm tỉ lệ cao nhất. Tiếp theo là khách hàng biết đến thông qua người thân và bạn bè giới thiệu chiếm 29.5%, đây là một tín hiệu tốt cho Jellyfish Education Huế, việc khách hàng đã chọn học tại trung tâm sau đó giới thiệu cho bạn bè người thân đến học thì chắc hẵn trong các bạn dịch vụ đào tạo của trùn tâm đã làm hài lòng và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng đó. Tiếp theo biết đến trung tâm thông qua internet chiếm 20.1%, như đã nói ở trên khách hàng của trung tâm chủ yếu là giới trẻ nên tỉ lệ tìm kiếm thông tin internet chiếm tỉ lệ lớn là điều hiển nhiên. Tiếp theo là biết đến thông qua các bài review về trung tâm chiếm 9.8%, biết đến thông qua các sự kiện ở trường do trung tâm tổ chức chiếm 4.8% và thông qua các bài báo, tạp chí chiếm tỉ lệ thấp
34,600% 29,500% 20,100% 9,800% 4,700% 1,300% Facebook
Người thân, bạn bè giới thiệu Internet
Các bài review về trung tâm
Các sự kiện ở trường do trung tâm tổ chức Các bài báo, tạp chí
SỐ LẦN ĐĂNG KÍ HỌC
(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu của tác giả) Biểu đồ 8: Cơ cấu về số lần đăng kí học
Qua kết quả thống kê mô tả, ta thấy số lần đăng kí học 1 lần chiếm tỉ lệ cao nhất 62.6%, đăng kí 2 lần chiếm 24.5%, đăng kí trên 2 lần chiếm tỉ lệ thấp nhất 12.9%
2.4.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Jellyfish Education Huế trong chương 1 với 5 nhân tố đó là: phương tiện hữu hình, sự đáp ứng, năng lực phục vụ, độ tin cậy, sự cảm thông và 1 nhân tố phụ thuộc là sự hài lòng.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha cho phép tác giả loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6.
62,600% 24,500% 12,900% 1 lần 2 lần trên 2 lần
- Thang đo phương tiện hữu hình:
Bảng 7: Độ tin cậy Cronbach’s Alpha – Phương tiện hữu hình
Cronbach’s Alpha
0.848
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
bị loại biến
Phương sai thang đo nếu
bị loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu bị loại biến PTHH1 17.21 4.295 0.643 0.821 PTHH2 17.06 4.307 0.613 0.829 PTHH3 17.31 3.994 0.705 0.804 PTHH4 17.26 4.391 0.623 0.826 PTHH5 17.43 3.805 0.710 0.803
(Nguồn: Kết quả xử lí của tác giả)
Thang đo phương tiện hữu hình có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.848 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến thành phần đều lớn hơn 0.3. Do đó, các biến đo lường trong thang đo được đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.
- Thang đo sự đáp ứng
Bảng 8: Độ tin cậy Cronbach’s Alpha – Sự đáp ứng
Cronbach’s Alpha
0.760
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
bị loại biến
Phương sai