5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Kiến nghị đối với cơ sở
Kiện toàn đội ngũ CBCC cấp xã
Trong bối cảnh mới hiện nay, việc kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải gắn liền đồng bộ với việc kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cơ sở; làm rõ mối quan hệ giữa Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; làm rõ trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân; đề cao hơn tính tự quản, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ quản lý, về cán bộ, về nguồn thu của chính quyền cơ sở. Điều này cũng hoàn
toàn phù hợp với tinh thần của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, đồng thời góp phần khắc phục xu hướng hành chính hóa toàn bộ hoạt động của chính quyền cơ sở.
Kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở theo hướng tinh gọn cũng đặt ra yêu cầu phải ổn định các đơn vị hành chính - lãnh thổ, nhất là đối với cấp xã, không cho chia nhỏ các đơn vị hành chính là yêu cầu khách quan, là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển. Thực tiễn tiêu cực chia tách các đơn vị hành chính - lãnh thổ ở nước ta kéo dài hàng chục năm vừa qua đã làm cho tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, trong đó có chính quyền cấp xã thiếu tính ổn định. Đồng thời cần khuyến khích việc tự nguyện hợp nhất các đơn vị hành chính - lãnh thổ cấp xã; hình thành, khuyến khích liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích chung của các địa phương.
Việc kiện toàn đội ngũ cán bộ CBCC cấp xã và bộ máy chính quyền cơ sở không chỉ tinh giảm về mặt thủ tục hành chính, tinh giảm về mặt tổ chức bộ máy cái bộ mà còn chọn lọc được những CBCC thực sự có đủ tâm, đủ tầm để đảm nhận những nhiệm vụ của địa phương. Điều này tác động tích cực tới việc phối hợp giữa các bộ phận, giữa những CBCC cấp xã ở các địa phương góp phần nâng cao động lực làm việc của CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng.
Mối quan hệ với cấp trên
- Lãnh đạo phải luôn gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện phong trào của công ty và có chuyên môn tốt.
- Chứng minh sự tin tưởng đối với nhân viên bằng cách giảm bớt sự kiểm soát, yêu cầu cán bộ công chức lập kế hoạch hay lịch làm việc.
- Khen thưởng kịp thời, đúng lúc bằng các hình thức:
+ Hàng tuần, hàng tháng ghi tên những cán bộ công chức có thành tích xuất sắc lên bảng tin của UBND cấp xã để mọi người xem đó như là một động lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc công việc.
+ Gửi những danh thiếp chúc mừng công chức có thành tích cao. Mặc dù chỉ là những danh thiếp nhỏ nhưng cũng là sự khích lệ tinh thần rất lớn, nó như là sự ghi nhận của lãnh đạo và tổ chức với cá nhân mỗi CBCC.
+ Khen ngợi và trao tặng phần thưởng cho những công chức xuất sắc trong những cuộc họp sơ kết, giao ban, tổng kết.
Tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp:
Theo kết quả khảo sát, điều kiện làm việc và mối quan hệ giữa CBCC trong chính quyền cấp xã cho thấy mặc dù mức điểm bình quân cho những nội dung này khá cao, nhưng vẫn còn nhiều người cho rằng họ chưa thực sự hài lòng về điều kiện, môi trường làm việc cấp xã hiện nay, Chính vì vậy để nâng cao được động lực làm việc của CBCC cấp xã trên địa bàn hơn nữa trong những năm tới cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp:
- Cần tạo sự chia sẻ, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong công việc giữa những người đồng nghiệp.
- Tạo nên bầu không khí của tập thể lao động luôn vui vẻ, đoàn kết.
- Xây dựng tinh thần tương thân, tương ái, đồng nghiệp giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc và cuộc sống.
Xây dựng văn hóa công sở cấp xã
Văn hóa công sở là một hệ thống giá trị hình thành trong quá trình hoạt động của công sở tạo nên niềm tin, giá trị về thái độ của CBCC làm việc trong công sở hướng tới mục tiêu chung.
Văn hóa công sở luôn được thể hiện trên mọi phương diện, được tạo thành từ tổng thể các mục tiêu, các chính sách quản lý, bầu không khí làm việc, lề lối làm việc, các mối quan hệ trong quá trình làm việc.
Do vậy, chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng cần xây dựng và phát triển văn hóa công sở cho CBCC, quy định những chuẩn mực hành vi, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của chính quyền cấp xã. Trên cơ sở các tiêu chí đó phổ biến để CBCC áp dụng thực hiện. Để thực hiện tốt văn hóa công sở, góp phần xây dựng văn hóa công sở một cách hiệu quả phục vụ giải quyết công việc của nhân dân thì không chỉ tuyên truyền, vận động CBCC học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cần cụ thể hóa cách làm theo tấm gương đạo đức của Bác bằng những việc làm cụ thể từ cách ăn nói, cách giao tiếp, ứng xử, thái độ ân cần niềm nở và nhất là luôn nở nụ cười tươi, nhiệt tình,
nhiệt tâm trong xử lý, giải quyết công việc của dân, thực hiện tốt chế độ dân chủ, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho người dân kiểm tra, giám sát. Quan trọng hơn chính là việc cần thay đổi nhận thức của một số CBCC về thái độ, hành vi ứng xử với nhân dân từ những việc làm rất nhỏ như bố trí người tiếp dân, ghế, bàn, nước uống có thể góp phần xây dựng hình ảnh CBCC, xây dựng văn hóa công sở, góp phần để "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân" ngày càng trong sạch, vững mạnh.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo đẩy nhanh cải cách hành chính, kiện toàn các cơ quan nhà nước để đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã có trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết cống hiến và gắn bó với công việc được coi là điều kiện quyết định thành công của cải cách hành chính nói riêng và sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung. Vì vậy để có được một bộ máy chính quyền nhà nước cấp xã vận hành thông suốt, có hiệu quả, hiệu lực hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Nhưng sâu xa hơn nữa đó chính là phụ thuộc vào động lực và các chính sách tạo động lực cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Thực tế đã chứng minh tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã không những kích thích họ làm việc hiêu quả hơn, tăng cường độ lao động hơn, tăng năng suất lao động hơn mà còn làm cho CBCC trung thành hơn với chính quyền, gắn bó mật thiết và tự giác cao trong làm việc. Do đó có thể nói công tác tạo động lực lao động cho cán bộ công chức cấp xã là hết sức cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên.
Qua khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:
- Cũng cố vấn đề lý luận có liên quan đến cấp xã, cán bộ công chức cấp xã, làm rõ được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ công chức cấp xã trong hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng động lực của CBCC cấp xã của huyện Mường Ảng và công tác tạo động lực cho đội ngũ CBCC cấp xã của huyện trong thời gian quan, trong đó nêu rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, khuyết điểm, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm đó.
- Tác giả đã đưa ra các các giải pháp nhằm tăng cường tạo động lực cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, từ đó xây dựng nên đội ngũ CBCC cấp xã có đủ phẩm chất, chính trị, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Mường Ảng giai đoạn 2017 – 2019.
2. Báo cáo tổng kết công tác cán bộ, công chức cấp xã huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái năm 2019.
3. Cao Thị Lan (2015), “Tạo động lực làm việc tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội”, luận văn thạc sỹ.
4. Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
5. Diệp Văn Sơn (2012), Xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho bộ máy hành chính, Tạp chí phát triển nhân lực (số 1 - 2012).
6. Đào Thị Huyền (2017), Tạo động lực lao động tại khối các cơ quan tập đoàn viễn thông quân đội”, luận văn thạc sỹ.
7. Đỗ Quốc Trọng (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ , Luận văn thạc sĩ Quản trị nhân lực, Đại học Lao động – xã hội, Hà Nội.
8. Đỗ Thị Thu (2008), Hoàn thiện công tác tạo động lực tại công ty TNHH cửa sổ châu âu Euro Window, luận văn thạc sỹ.
9. Giang Thị Thu Hằng (2018),Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường trên đại bàn quận Hải An thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường ĐHDL Hải Phòng.
10. Lê Đình Lý (2012). "Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã (Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An)".
11. Lê Quang Thạch (2013), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn các xã, thị trấn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.
12. Lê Thanh Hà (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
13. Luật Cán bộ, công chức đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 ngày 11 tháng 2008.
15. Mai Quốc Bảo (2010), Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty xi măng Việt Nam, luận văn thạc sỹ.
16. Mitchell (1999) Tạo động lực trong cuốn sách Multlines của Mitchell năm 1999 trang 418
17. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
18. Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
19. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng
20. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Mấy suy nghĩ về chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay, Tạp chí tuyên giáo 3/2012.
21. Nguyễn Thị Phương Lan (2015). "Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước".
22. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
23. Phòng Nội vụ huyện Mường Ảng, Báo cáo chất lượng cán bộ, công chức cấp xa, huyện Mường Ảng năm 2017, 2018, 2019.
24. Phòng Nội vụ huyện Mường Ảng, Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng năm 2017, 2018, 2019.
25. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008.
26. Tổng hợp báo cáo từ UBND các xã trên địa bàn huyện Mường Ảng
27. Trần Đình Thảo (2014), Xây dựng đội ngũ công chức của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, tạp chí phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng.
28. Trịnh Đức Hùng (2009), Nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức phường trên địa bàn thành phố Hà Nội (đánh giá thông qua sự hài lòng của nhân dân), Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện
29. Vương Thị Thanh Trì, Nguyễn Thị Hạnh (2012), Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, NXH Thăng Long.
PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào Ông/Bà,
Tên tôi là Lò Văn Sáng - học viên cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế, Đại học kinh tế & QTKD Thái Nguyên. Hiện tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên”. Với mong muốn đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ nâng cao chất lượng cũng như động lực làm việc của cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng trong thời gian tới. Tôi rất mong các ông/bà bớt chút thời gian cung cấp cho tôi những số liệu và thông tin liên quan đến nội dung của đề tài để giúp cho đề tài tôi có nhiều ý nghĩa thực tiễn hơn.
Tôi xin bảo mật mọi thông tin cung cấp của Ông/Bà!
Xin trân trọng cảm ơn!
Phần I: Thông tin cá nhân của người được phỏng vấn
Anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân.
- Công việc đang đảm nhiệm: ……… - Đơn vị công tác: ……….
- Chức vụ: ...
- Giới tính: Nam Nữ
- Tình trạng hôn nhân: Đã có gia đình Còn độc thân
- Trình độ học vấn:
Trung cấp Cao đẳng
Đại học Trên đại học
- Thâm niên công tác:
Dưới 5 năm Từ 5 < 15 năm Trên 16 - 24 năm Trên 25 năm
Phần II: Khảo sát các nhân tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
Dưới đây là những phát biểu về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Xin Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh/chị đối với các phát biểu dưới đây bằng cách tick vào ô thích hợp theo chỉ dẫn sau: Nếu anh/chị:
1. Hoàn toàn không đồng ý thì Anh/Chị tick vào ô số 1. 2. Tương đối không đồng ý thì Anh/Chị tick vào ô số 2 3. Bình thường thì Anh/chị tick vào ô số 3.
4. Tương đối đồng ý thì Anh/chị tick vào ô số 4. 5. Hoàn toàn đồng ý thì Anh/chị tick vào ô số 5.
Anh/Chị hãy lựa chọn một trong năm mức độ
1 2 3 4 5 Hoàn toàn không đồng ý Tương đối không đồng ý Bình thường Tương đối đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Câu 1: Anh/Chị cho đánh giá như thế nào về mức thu nhập hiện nay của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Mường Ảng
CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5
Thu nhập của anh chị đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình
Thu nhập được trả tương xứng với năng lực làm việc và đóng góp của Anh/Chị Chính sách trả lương công bằng
Câu 2: Anh/chị hãy đánh giá về chính sách thi đua khen thưởng đối với cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Mường Ảng hiện nay
CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5
Lãnh đạo đánh giá đúng năng lực của anh/chị
Chính sách khen thưởng kịp thời
Đánh giá khen thưởng công khai, minh