Chính sách đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 65 - 69)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Chính sách đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới, phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương, những năm qua, huyện Mường Ảng luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trong huyện, nhất là đối với đội ngũ cán bộ cấp xã, cán bộ người dân tộc thiểu số. Từ đó, nhằm phát huy hiệu quả hoạt động công tác, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2015-2020. Trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị trên địa bàn huyện hàng năm Chủ tịch UBND huyện giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với tình hình thực tế của của huyện và của từng địa phương. Điều này góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ không chỉ giỏi hơn về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng hơn để thực hiện những nhiệm vụ do tổ chức Đảng và Chính quyền địa phương giao phó. Bên cạnh đó, quan tâm tới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của các cấp Ủy đảng và Chính quyền địa phương là một công cụ hữu hiện góp phần tạo thêm động lực làm việc cho mỗi CBCC. Thực tế nhiều người còn thiếu chuyên môn, kỹ năng để thực hiện công việc

được giao nên các khóa đào tạo và bồi dưỡng giúp họ nắm vững hơn về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như những kỹ năng để xử lý công việc. Chính vì vậy khi những kiến thức tiếp nhận được trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng giúp họ có hứng thú hơn với công việc được giao.

Bảng 3.9: Thực trạng công tác đào tạo và bỗi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng

ĐVT: Người Loại hình Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 1. Theo thời gian đào tạo 42 43 46 +1 +3

- Đào tạo dài hạn 14 13 14 -1 +1 - Đào tạo ngắn hạn 28 30 32 +2 +2

2. Theo nội dung đào tạo 42 43 46 +1 +3

- Đào tạo về chuyên môn,

nghiệp vụ 19 20 22 +1 +2 - Đào tạo về chính trị, QLNN 17 13 17 -4 +4 - Đào tạo về ngoại ngữ, tin học 6 10 7 +4 -3

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mường Ảng

Trong những năm qua, hàng năm lãnh đạo huyện Mường Ảng yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch cán bộ cần được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả công việc cũng như dự toán kinh phí hỗ trợ. Đồng thời huyện cũng chỉ đạo các đơn vị tạo điều kiện để CBCC các xã được tham gia các khóa nâng cao trình độ nếu có nhu cầu.

Về thời gian đào tạo: năm 2017 đã có 42 lượt cán bộ tham gia các khóa đào tạo, trong đó số lượng người tham gia các khóa đào tạo và bồi dưỡng dài hạn là 14 người, ngắn hạn là 28 người. Năm 2018 số lượt người được tham gia đào tạo và bồi dưỡng là 43 người, trong đó số người tham gia các khóa dài hạn giảm xuống còn 13 và số người tham gia các khóa dài hạn tăng lên là 30. Đến năm 2019, số lượt người được tham gia các khóa bồi dường tăng lên lần lượt là 14 người cho các khóa dài

Về nội dung đào tạo: Trong tổng số 42 lượt CBCC cấp xã tham gia các khóa đào tạo và bồi dưỡng năm 2017 có 19 lượt người tham gia các khóa về chuyên môn nghiệp vụ, 17 lượt người tham gia các khóa về lý luận chính trị và quản lý nhà nước và 6 lượt người tham gia đào tạo về tin học, ngoại ngữ. Năm 2018, các địa phương đã cử 20 lượt người tham gia các khóa về chuyên môn, nghiệp vụ, 13 lượt người về lý luận chính trị, QLNN và 10 lượt người tham gia bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ. Đến năm 2019, số lượng tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị, QLNN tăng lên là 22 và 17, tăng tương ứng 2 và 4 lượt người so với năm 2018, số lượt người tham gia các khóa bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ giảm xuống còn 7.

So sánh đội ngũ CBCC cấp xã trước và sau khi được đào tạo, bồi dưỡng cho thấy, chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng từng bước được củng cố và nâng lên, cán bộ phát huy được kiến thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đã được học, đáp ứng yêu cầu công tác và nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, CBCC cấp xã sau khi được đào tạo cũng sẽ được bố trí, sử dụng vào những vị trí phù với năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nếu có nhu cầu. Điều này góp phần tích cực trong việc tạo thêm động lực cho CBCC tại các địa phương.

Bảng số liệu dưới đây cho thấy rõ hơn về ý kiến của CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng về hoạt động đào tạo và bồi dưỡng do Tỉnh và Huyện tổ chức trong những năm qua.

Bảng 3.10: Ý kiến đánh giá hoạt động đào tạo và bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng

CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5 Điểm

TB

Văn bản, quy định về đào tạo,

bồi chặt chẽ, minh bạch 8.0% 6.7% 14.0% 38.7% 32.7% 3.81 Công tác bồi dưỡng, đào tạo

được tổ chức hàng năm 4.7% 8.7% 12.0% 37.3% 37.3% 3.94 Mục tiêu bồi dưỡng, đào tạo đáp

ứng được nguyện vọng của cán bộ 0.0% 8.0% 33.3% 28.0% 30.7% 3.81 Chương trình đào tạo, bồi dưỡng

phù hợp với trình độ của cán bộ 4.7% 10.0% 16.0% 37.3% 32.0% 3.82 Được hỗ trợ kinh phí, nhiệm vụ

khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng 8.7% 14.7% 20.0% 23.3% 33.3% 3.58

Điểm bình quân 3.79

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Số liệu bảng trên cho thấy, mức điểm bình quân cho nội dung này là 3.79, đây là mức điểm nằm trong ngưỡng hài lòng trong thang đo Likert. Cụ thể, tất các các chỉ tiêu đều được đánh giá nằm trong khoảng điểm hài lòng (3.41 - 4.2), bên cạnh đó tỷ lệ các ý kiến đánh giá ở mức điểm hài lòng và rất hài lòng cũng khá lớn. Điều này cho thấy hoạt động đào tạo và bồi dưỡng đối với CBCC cấp xã trên địa huyện Mường Ảng đạt được mức khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ nhất định ý kiến của CBCC cho rằng họ chưa hài lòng với hoạt động này.

Qua quá trình khảo sát thực tế CBCC tại các địa phương cho thấy đôi khi văn bản chưa thể hiện rõ đối tượng cần được đào tạo phải đảm bảo tiêu chuẩn gì vì việc đào tạo không chỉ đơn thuần là nâng cao chuyên môn mà còn đào tạo và bồi dưỡng đề thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, chính vì vậy một số CBCC có cảm giác chưa thực sự hài lòng với cách thức lựa chọn. Họ cho rằng, đôi khi lãnh đạo chọn người đi đào tạo, bồi dưỡng để làm cán bộ nguồn là do mối quan hệ gia đình, quan hệ dòng tộc chứ không phải vì năng lực. Bên cạnh đó, một số cán bộ tham gia các

lớp bổ tục văn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn cho rằng mức hỗ trợ còn thấp nên ảnh hưởng tới tâm lý của họ khi tham gia các khóa đào tạo và bồi dưỡng. Chính vì vậy, các địa phương cần làm tốt hơn nữa những hoạt động liên quan đến công tác đào tạo và bồi dưỡng để CBCC của họ cảm thấy hài lòng và thêm động lực làm việc và cống hiến cho địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)