Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 40 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Luận văn sử dụng nhiều nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ UBND huyện Mường Ảng và các đơn vị hành chính trên địa huyện, gồm phòng thống kê, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng NN & PTNT. Ngoài ra, để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, tác giả cũng thu thập tài liệu từ các nguồn tham khảo khác từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, mạng Internet.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Mục đích của khảo sát nghiên cứu là thu thập thông tin để từ đó đánh giá các nhân tố như lương thưởng, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc….ảnh hưởng như thế nào đến việc tạo động lực làm việc cho CBCC cấp xã trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tạo động lực làm việc hơn nữa cho đội ngũ này trong thời gian tới.

a. Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích phỏng vấn sâu các đối tượng khác nhau để nhận thông tin giúp học viên có thể so sánh các thông tin thu thập được từ các đối tượng khác nhau, đánh giá tính logic khoa học của kết quả phân tích định lượng với những thông tin phỏng vấn thu thập được.

b. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Mẫu khảo sát định lượng được xác định theo công thức Slovin.

2

N n=

(1+n.e )

Với N: Tổng số cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng Chọn e = 0,05 tương ứng 5% (khoảng sai số cho phép nhỏ hơn 10%)

Đối tượng được hỏi là những cán bộ công chức đang công tác tại các xã trên bạn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện biên.

Với số cán bộ công chức cấp huyện trên địa bàn huyện Mường Ảng tính đến hết năm 2019 là 212 người. Từ công thức Slovin ở trên tính toán được số lượng cán bộ, công chức cần điều tra là 138,56 người (làm tròn 139 người). Tuy nhiên để đảm bảo số phiếu thu về ít nhất như mức tính toán tác giả tiến hành khảo sát 150 phiếu.

Để ước lượng mức độ đánh giá đối với thực trạng quản lý nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Mường Ảng tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Bình thường (Không ý kiến), 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý.

Cách xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1)/5= 0.8

Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo đánh giá ảnh hưởng:

1.00 - 1.80: Rất không đồng ý; 1.81 - 2.60: Không đồng ý; 2.61 - 3.40: Bình thường; 3.41 - 4.20: Đồng ý; 4.21 - 5.00: Rất đồng ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)